Lịch sử hình thành và phát triển

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA NADA.

Lời nói đầu

Tháng 12/1959 chấp hành chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng và Chính phủ, 6 cơ sở sản xuất kem nư­ớc đá t­ư nhân ở thành phố Nam Định đã tự nguyện góp vốn, máy móc và 29 chủ thợ hợp lại thành một đơn vị Công Tư hợp doanh  “CTHD sản xuất kem nư­ớc đá” đặt cơ sở tại số nhà 44 Trần Hư­ng Đạo, trực thuộc ty Công Nghiệp Nam Định quản lý.

Quý một năm 1960 xưởng kem đá CTHD (Chủ quản là Ty công nghiệp Nam Định) chính thức đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ SXKD

Đư­ợc nhà nư­ớc lãnh đạo và tăng cư­ờng cán bộ. Sau gần 50 năm qua vừa xây dựng, vừa phát triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện, hoàn cảnh lúc khó khăn lúc thuận lợi có cả giai đoạn chiến tranh cùng cả nư­ớc chống trả cuộc chiến tranh xâm lư­ợc bằng không quân của dế quốc Mỹ, luôn trụ vững không ngừng vư­ơn lên sản xuất ra các mặt hàng kem nư­ớc đá, các loại bánh kẹo, rượu bia phục vụ nhân dân và xuất khẩu. Với chủ nhân của các sản phẩm ấy từng thay tên theo đà trưởng thành từ xư­ởng kem nước đá, xí nghiệp bánh kẹo 1-6, nhà máy thực phẩm công nghiệp Hà Nam Ninh, công ty thực phẩm CN Nam Hà, công ty thực phẩm công nghiệp Nam Định, rồi công ty CP Thực phẩm công nghiệp Nam định (6/3/2003), công ty CP Bia NaDa (19/6/2008) có trụ sở chính ở số 3 đư­ờng Thái Bình- phường Hạ Long- TP Nam Định.

Cán bộ công nhân các thế hệ của công ty rất tự hào về một thời kem 1-6 đã đư­ợc nhân dân Thành Nam chấp nhận, mến mộ, có niềm tin và mong đợi hàng ngày, rồi đến sản phẩm bia hơi, bia tư­ơi, bia chai NaDa đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân thành thị và nông thôn, là thực đơn quen thuộc trong các bữa tiệc liên hoan của các cơ quan, trong các dịp hội hè mừng công, là men say trong các bữa tiệc mừng hạnh phúc lứa đôi của các bạn trẻ không những ở tỉnh Nam Định và một số tỉnh khác từ miền Trung trở  ra.

Tất cả những gì chúng ta đã và đang có được là do bao công lao của các thế hệ cán bộ công nhân, là những bài học vô giá về sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chuyên môn, công tác vận động công nhân của tổ chức công đoàn và các đoàn thể chính trị khác.

Hội đồng quản trị thấy cần thiết và có trách nhiệm biên soạn có hệ thống lịch sử xây dựng và phát triển của công ty nhằm động viên khích lệ đội ngũ cán bộ công nhân hiện tại tự hào về truyền thống đoàn kết v­ượt khó, phấn đấu vư­ơn lên ở các giai đoạn đã qua, nâng cao trách nhiệm để làm tốt hơn nhiệm vụ trong giai đoạn hiện tại, là tài liệu quý giá lưu giữ lại cho thế hệ mai sau.

Việc biên soạn không tránh khỏi khó khăn do có chiến tranh cơ quan phải sơ tán nhiều nơi, điều kiện quản lý t­aì liệu không đảm bảo, các tài liệu chính gốc hầu như­ không còn, ngư­ời biết hoặc trực tiếp làm, có ngư­ời đã chết, có ngư­ời chuyển đi xa, hoặc tuổi già lâu ngày nhớ nhớ quên quên.

Thực thi công việc ban biên tập đã gặp gỡ một số cán bộ, công nhân ở các thời kỳ khác nhau nghe kể lại, kết hợp tham khảo cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử Đảng bộ thành phố Nam Định, chọn lọc các sự kiện có liên quan nhờ đồng chí Trần Đại Tần nguyên uỷ viên ban th­ờng vụ Tỉnh uỷ, ba lần làm trư­ởng ty công nghiệp cung cấp thêm và xác nhận sự việc và chứng cứ taì­ liệu đã xác minh đ­ược.

Trên cơ sở hệ thống tư liệu sưu tầm được ban biên tập đã chọn lọc biên soạn sắp xếp lại theo logic thời gian, cố gắng đảm bảo tính trung thực về quá trình phát triển của công ty qua các thời kỳ viết thành tập sách “Công ty cổ phần Bia NaDa – Quá trình hình thành và phát triển – (1959 – 2009) lư­u hành nội bộ, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty (1959 – 2009)

Sau khi đọc cuốn sách này thấy chỗ nào cần bổ xung hoặc sửa đổi mong được toàn thể CBCNV đã từng làm việc tại Công ty (trước đây và hiện nay) góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi về phòng truyền thống Công ty để chỉnh lý cho cuốn sách được hoàn thiện.

Ban biên tập xin trân trọng cảm ơn !

                            BAN SƯU TẦM & BIÊN TẬP LỊCH SỬ DOANH NGHIỆP

(Người chắp bút: Nguyễn Tấn Khải- Vũ Công Quảng)

Phần I - giai đoạn 1959  -  1964 Hình thành và hoạt động của “Xưởng CTHD SX kem nước đá” trực thuộc Ty công thương Nam Định

Cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Chấn động địa cầu” ngày 7 / 5 / 1954 đã buộc nước Pháp phải ký hiệp đinh Gioneve (20/7/1954) công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam và Đông dương. Hoà bình được lập lại, niềm vui vô bờ bến đến với

 toàn Đảng toàn dân sau bao nhiêu năm gian khổ, chịu bao nhiêu hy sinh vì tương lai tươi sáng đúng với nghĩa của Quốc hiệu “ Việt Nam dân chủ cộng hoà - Độc lập tự do hạnh phúc” Nhưng chúng ta phải tạm chấp nhận đất nước chia làm hai miền Hoà bình chưa thật sự được toàn vẹn. Nhiệm vụ chiến lược tiếp theo của toàn Đảng toàn dân ta là “Xây dựng chủ nghĩa XH ở miền Bắc và đấu tranh tiến tới thống nhất đất nước”

Thành phố Nam Định – Một trong ba thành phố lớn của miền Bắc. được giải phóng đầu tiên ngày 1 / 7 1954 .

Ngay sau khi tổ chức mit tinh lớn mừng chiến thắng Đảng bộ tỉnh lĩnh hội chủ trương của trung ương triển khai ngay cho Đảng bộ TF Nam định chuyển thành hành động cụ thể của UB thành phố nhanh chóng ổn định tình hình mọi mặt còn rối ren của những ngày đầu mới giải phóng, tiến tới triển khai công cuộc cải tạo XHCN đói với hai khu vực nông thôn và thành thị

Khu vực nông thôn thực hiện hợp tác hoá, khu vực thành phố thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh theo con đường XHCN

Ngày 13 /7 / 1954 thực hiện chủ trương thu đổi tiền (Thu tiền Đông dương do Pháp lưu hành - Đổi tiền Việt Nam cho toàn dân)

Ngày 20/8/1954 thực hiện lệnh cấm lưu hành tiền Đông Dương của Pháp

Tháng 9 năm 1954 Bộ chính trị ra nghị quyết “Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, phục vụ kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch”

Quý một năm 1955 UB thành phố mở hội nghị công thương gia triển khai chủ trương của tỉnh uỷ Nam Định tiến hành công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh trên phạm vi toàn thành phố

Sau ba năm giải phóng, vừa ổn định trật tự xã hội, vừa điều tra cơ bản, chuẩn bị cơ sở tổ chức và cán bộ cho công cuộc cải tạo TBTD

Ngày 13/3/1959 cuộc cách mạng cải tạo TBTD chính thức bắt đầu, UB thành phố tổ chức học tập và thực hiện làm bốn đợt (Theo bốn nội dung)

Học tập để thông hiểu chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước

Tự kê khai tài sản thuộc loại hình tư liệu sản xuất (Quy ra giá trị bằng tiền)

Phát động các nhà tư bản, tiểu chủ tự nguyện vào công tư hợp doanh

Tổ chức thành lập các cơ sở CTHD hoạt đông buôn bán hoặc SXKD do nhà nước định hướng và kiểm soát trên cơ sở tôn trọng lợi ích của các bên và đời sống của người lao động, của công nhân SX

Ngành SX kem nước đá thời kỳ này có sáu cơ sở tư nhân hoặc nhóm tư nhân góp cổ phần (Hùn vốn cùng SXKD)

Công ty kem Mai Lan : Cơ sở ở phố hàng Thao

Tư sản và cổ đông gồm có :

Ông Nguyễn Văn Minh (Chủ Mai Lan)

Bà Đặng Thị Thuận (Vợ ông Minh)

Ông Nguyễn Đức Tích (Cổ đông)

Ông Trần Đức Lệ (Cổ đông)

Ông Vũ Đình Thanh (Cổ đông)

Ông Nguyễn Công Thư (Bí danh Thư con) (Cổ đông – làm thay cha là ông Nguyễn công Hợi)

Công ty nước đá “Công Nhân”: Cơ sở ở phố Trần Phú – Tên cũ là phố Lê lợi

Cổ đông gồm có :

Ông Chung Cao Đức (Sau này chuyển sang nhà máy chuối cũ)

Ông Nguyễn Phong Phú

Ông Trần Đức Viễn

Ông Chung Phúc Hà (Công nhân)

Công ty kem dân chủ : Cơ sở ở phố Hải phòng cũ nay là phố Tống Văn Trân

Cổ đông gồm có :

Bà Đàn

Ông Hoàng Đức Kiên (Sau này là trưởng ban tài vụ)

Ông Khang (Bố vợ ông Kiên)

Hiệu kem Cẩm Bình : Cơ sở ở phố Hai Bà Trưng

Chủ và thợ gồm :

Bà Cẩm Bình (Tư sản – tuổi đã cao làm được 1 năm thì nghỉ)

Bà Hồng (Công nhân)

Ông Cả (Công nhân)

Ông Hùng (Công nhân) – 1964 chuyển công tác

Hiệu kem Thuận Hoà Bình (Phố hàng Đồng)

Chủ và thợ gồm :

Ông Cải (Ngưỡng) và vợ là bà Nhớn (Tư sản)

Ông Năm (Hoàng) – Công nhân

Ông Thân – Công nhân - đến năm 1961 – 1962 đi bộ đội nghĩa vụ và học bác sỹ quân y

Ông Quắc – Công nhân – làm được 2 – 3 năm sức khoẻ yếu xin nghỉ

Bà Duẩn (Quế) – CN

Ông Vẹt – CN

6- Hiệu nước đá Sông Hồng : Cơ sở ở 44 Trần Hưng Đạo

Sản xuất tiêu thụ do ba cha con

Ông Nguyễn Thế Môn

Nguyễn Thế Văn

Nguyễn Thế Châu

Điều hành trọn gói

Sáu cơ sở trên sau khi học tập đã tự nguyên đăng ký xin vào CTHD kèm theo đóng góp toàn bộ tư liệu sản xuất

Ty công thương tỉnh Nam Định làm thủ tục thành lập “Xưởng CTHD SX kem nước đá” trực thuộc Cty ăn uống khách sạn Nam Định

Ông Trần Ât – Nguyên cửa hàng trưởng một cửa hàng công nghệ phẩm được cử làm quản đốc Xưởng

Ông Nguyễn Thế Môn được cử làm phó quản đốc. Nhưng ông Môn không nhận vì lý do đã già yếu. Ông Chung Phúc Hà được cử thay vị trí phó quản đốc xưởng.

Toàn bộ máy móc, trang bị sản xuất và làm việc của CB quản lý được đặt tại khu nhà của ông Nguyễn thế Môn ở 44 Trần Hưng Đạo

Mặt bằng đặt máy và làm việc ở 44 Trần hưng Đạo (Bây giờ là xí nghiệp may xuất khẩu – Cạnh đầu cầu Đò quan phía thành phố. Diện tích khoảng hơn 500 m2

Cơ sở vật chất chính gồm : 3 máy lạnh SX kem và 1 máy lạnh sản xuất nước đá

Cơ cấu lãnh đạo và tổ chức sản xuất gồm có :

1. Bộ phận lãnh đạo và quản lý

Ông Trần Ât : Quản đốc (Đảng viên)

Ông Chung Phúc Hà : Phó quản đốc – Kiêm cán bộ công đoàn

Ông Hùng : Theo dõi lao động tiền lương

Ông Hoàng Đức Kiên : Kế toán

Bà Đặng Thị Thuận: bán vé thu tiền

Ông Vũ Đình Thanh: Bán vé – kiêm thủ quỹ, nộp tiền ngân hàng định kỳ

Ông Viễn : Thủ kho kiêm tiếp liệu phục vụ sản xuất

2- Vận hành và bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị

Ông Chung Phúc Hà

Ông Nguyễn Thế Văn (Con trai ông Nguyễn Thế Môn)

Ông Nguyễn Thế Châu ( nt )

Ông Nguyễn Đức Tích

 

Sản xuất có 2 tổ

Bà Hồng tổ trưởng một tổ

Bà Đàn ( nt )

Pha chế kem, chịu trách nhiệm về kỹ thuật là hai ông: Ông Cả và ông Vẹt

     Hoàn tất tổ chức, ổn định cơ sở hạ tầng, lắp đặt thiết bị máy móc xong vào quý 4  năm 1959, Quý một năm 1960 xưởng kem đá CTHD (Chủ quản là Ty công thương Nam Định) chính thức đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ SXKD

     Hình thức SXKD tự sản tự tiêu

     Sản xuất chia làm 2 ca (Ngày và đêm, mỗi ca 8 giờ), đổi ca theo tuần

     K ban ngày (Người sản xuất vừa sản xuất vừa thu vé xuất kem cho khách hàng (Đa số là các em tuổi thiếu niên), nhận hàng đi bán rong

K ban đêm, cũng vừa SX vưa thu vé xuất hàng cho khách hàng có xe đạp đi bán xa thành phố (Vùng nông thôn, ngoại thành, có người đi đến tận các tỉnh ngoài - Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Nam, Thái Bình)

Sản phẩm kem phục vụ mùa hè thời đó còn là loại hàng quý được ưa chuông, mức sống thấp, nhu cầu tiêu thụ đòi hỏi chất lượng còn hạn chế cho nên SX tiêu thụ của xưởng thuận lơị dễ dàng

Trong khoảng thời gian khá dài (1960 – 1963) việc cung cấp và thu mua nguyên liệu gặp không ít khó khăn, bị động , thất thường, chất lượng thấp : Đường phên, đường đóng bánh, đường cát Vĩnh Trụ. Bột dong riềng…Những loại nguyên liệu không thể sx ra được loại kem ngon và hình thức đẹp, cho nên ba năm đầu xuất xưởng chỉ có một loại kem mầu đen (Bán 5 xu một que) ăn còn có vị đắng. Một số sáng kiến của lãnh đạo nẩy sinh để tăng cảm quan cho sản phẩm, mua mít dã nát múi cho vào dịch kem, mua dừa nạo sợi dã ép lấy nước cốt pha chế, hoặc mua mía cây ép lấy nước thay đường… làm cho kem sáng mầu hơn và hấp dẫn mùi vị. Kem sản xuất ra đều bán được hết

Năm 1964 đòi hỏi của thị trường tiêu thụ cao hơn, chủng loại nguyên liệu được cấp và thu mua ngoài được cải thiện hơn. Xưởng làm công thức sản xuất loại kem có giá nâng gấp đôi ( Một hào / một que) – Nấu dịch kem có đường kính hoặc đường hoa mai, trứng gà đánh kem, bột nếp rang… Từ đó xưởng có hai loại sản phẩm, chất lượng khác nhau, giá bán khác nhau, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng tiêu dùng

Loại kem một hào, tiêu thụ ở thành phố là chính, mỗi ngày chỉ SX hai bể (Người nhà CBNV xưởng đi bán là chính – Dùng xe đẩy bán rong khắp nơi )

Máy SX nước đá có công suất khoảng 4,5 tấn / ngày (Chạy liên tục). Xuất bán nước đá hàng ngày giao cho 2 người vừa chế biến dịch kem, vệ sinh que kem (Luộc phơi).. vừa xuất bán nước đá và vào nước làm nước đá

Nước đá đóng khuôn của xưởng có ba loại : 20kg ; 25kg ; 30kg (Trọng lượng cả khuôn) cây đá cao 1,2m

Đối tượng tiêu thụ nước đá ưu tiên các cửa hàng giải khát của ty công thương quản lý (Cửa Đông ; số 1 Trần Hưng Đạo ; ăn uống số 2 khu ga ; Số 3 hàng Thao) bốn cửa hàng này tiêu thụ không hết thì bán lẻ cho tư nhân có nhu cầu khác nhau

Ngoài ra xưởng được giao nhiệm vụ dành riêng mỗi ngày 100kg nước đá SX theo nhu cầu của bệnh viện sử dụng cứu chữa cho bệnh nhân (Cấp theo giấy giới thiệu của bệnh viện)

 SXKD của xưởng CTHD kem nước đá tiến triển tốt, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, được cấp chủ quản chú ý và ủng hộ, quản đốc xưởng đã xin tuyển thêm CB và nhân viên tăng lực lượng quản lý và phục vụ sản xuất. Từ năm 1962 đến 1963 nhận tuyển thêm 5 nhân viên, trong đó có anh Chung (Con ông Quắc – một cổ đông trong hiệu kem Thuận Hoà Bình), anh Lợi (Em ruột ông Nguyễn Đức Tích). Anh Chung là một thanh niên tiếp thu giác ngộ tốt, năm 1967 được kết nạp Đảng, cũng năm đó anh Chung đi bộ đội và đã hy sinh trong chiến dịch Mậu thân ở chiến trường B, được công nhận là liệt sỹ. Sau này em gái anh Chung là chị Hợi cũng vào XN, là công nhân, khi chị Hợi về nghỉ chế độ, con trai chị Hợi (Anh Hùng) tiếp tục xin vào Cty, hiện đang là công nhân phân xưởng 3

Trong giai đoạn này thực hiện đường lối công nghiệp hoá XHCN của Đảng, tỉnh chủ trương tách ty công thương thành hai ty với nhiệm vụ chuyên quản khác nhau, Ty công nghiệp và ty thương nghiệp. Xưởng CTHD SX kem nước đá có quy mô SX và cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc, công nhân sản xuất có tổ chức chặt chẽ nên đã được chuyển sang ty công nghiệp quản lý (Ông Nghiêm Phú Môn trưởng ty CN ký tiếp nhận đề nghị xin chuyển cơ quan chủ quản của ông Trần Ất)

Tăng cường cán bộ cho xưởng ty điều ông Lưu Xuân Huân về làm phó quản đốc xưởng và ông Hải (CB miền Nam tập kết) làm tài vụ (1963)

Từ năm 1964 xưởng đã có chi bộ Đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên

Ông Huân là bí thư chi bộ xưởng, ông Chung (Con trai ông Quắc phụ trách thanh niên, ông Chung phúc Hà là thư ký công đoàn. Công tác lãnh đạo SX được nâng cấp rõ rệt về mọi mặt, chỉ đạo SXKD có chương trình kế hoạch, sinh hoạt quần chúng đi vào nề nếp theo sự hướng dẫn của cơ quan cấp trên trực tiếp. Vai trò lãnh đạo của đảng bước đầu và dần dần được phát huy có hiệu quả hơn trong việc cụ thể hoá các mục tiêu SXKD và giáo dục quần chúng thấy rõ tính hơn hẳn của chế độ XHCN. Năm 1963 đã giác ngộ, bồi dưỡng kết nạp được thêm 2 Đảng viên, tạo cơ sở có đủ lực lượng xây dựng chi bộ Đảng của xưởng

Đặc điểm của KDSX kem đá là phụ thuộc thời tiết, chỉ có thể tập trung sx vào mùa hè hoặc tranh thủ những ngày nắng nóng (Cuối xuân, đầu thu trong năm). Tóm lại là kế hoạch sản xuất phải theo mùa vụ. Lãnh đạo xưởng CTHD sx kem nước đá thời bấy giờ cũng đã xác định được đặc điểm và khó khăn trên, để chủ động chuẩn bị công ăn việc làm phụ khác bên cạnh kế hoạch sx chính, tạm ổn định đời sống thu nhập của CBCN “Những ngày giáp hạt của nghề kem đá” như :

Gia công làm thuê ốc vít, ốc tanh xe đạp cho Cty ngũ kim

Tái chế bông sợi phế phẩm cho Cty bông vải sợi

Xin làm cạo rỉ, sơn bảo quản các cấu kiện của cầu treo Nam Định, chờ lắp, đang để ngoài trời, bị rỉ

Mua mía, ép nước làm mật đường dự trữ nguyên liệu phục vụ mùa sx

Liên hệ với các địa phương xã ven thành phố xin một phần ruộng tăng gia trồng khoai, cấy lúa góp phần tạo nguồn sống cho CN

Thực hiện các công việc trên, vai trò của CB công đoàn xưởng đã tỏ rõ suất sắc là những người biết chăm lo đến đời sống CBCN, cụ thể hoá phẩm chất người CB của chế độ XHCN, ủng hộ lãnh đạo xưởng, tạo được lòng tin và phấn khởi của CBCN yên tâm sx, chịu khó làm ăn, tạo đà đi lên và phát triển của xưởng

phần II - Giai đoạn 1964  -  1972

HOẠT ĐỘNG TRONG HOÀN CẢNH

CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC CỦA ĐQ MỸ

Thua nặng trên chiến trường miền Nam Việt Nam, ĐQ Mỹ đã điên cuồng tạo ra “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” kiếm cớ đánh phá miền Bắc Việt Nam (Bắt đầu từ 12G30 phút trưa ngày 5/8/1964 ở Vĩnh Linh (Quảng Bình). Bằng hành động cho máy bay ném bom lấn dần từng khu vực, đe doạ cuộc sống hoà bình của nhân dân ta trên miền Bắc

Từ tháng 2/1965, giặc Mỹ đánh phá mạnh miền Bắc nước ta, không loại trừ mục tiêu nào, nhằm cản trở công cuộc xây dựng CNXH của miền Bắc, cắt nguồn chi viện từ miền Bắc cho miền Nam ruột thịt

Chủ động đối phó với tình hình, tháng 3/1965 lãnh đạo tỉnh Nam Định mở đợt chỉnh huấn mùa Xuân, chuẩn bị về mặt tư tưởng cho hàng ngũ CB lãnh đạo các cấp, quán triệt tinh thần xây dựng và bảo vệ miền Bắc trong hoàn cảnh có chiến tranh phá hoại của ĐQ Mỹ, Khẩu hiệu chiến lược “Xây dựng và bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN, sát cánh cùng nhân dân miền Nam đấu tranh giành thống nhất đất nước”, được tỉnh cụ thể hoá bằng khẩu hiệu hành động “Tay cầy tay súng, tay búa tay súng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”

Nam Định cũng là một địa chỉ không được sống yên ổn, nắm bắt nguy cơ của hành động leo thang của giặc Mỹ, tháng 6/1965, Đảng bộ TF Nam Định có nghị quyết cho các cấp lãnh đạo toàn dân nội ngoại TF, nêu cao tinh thần “Giặc đến là đánh, giặc chạy lại đẩy mạnh sản xuất”

Chủ động bảo vệ lực lượng và tránh thiệt hại cơ sở vật chất, đảm bảo lao động sx liên tục trong hoàn cảnh thời chiến tháng 4/1965 lãnh đạo TF Nam Định đã ra lệnh và lãnh đạo cụ thể có kế hoạch sơ tán phòng không cho tất cả các cơ quan, nhà máy, công sở và toàn dân. Ngày 7/8/1965 Thành uỷ ra nghị quyết “Tổ chức một TF chiến đấu và sx, chuyển hướng XD TF từ thời bình sang thời chiến”

Đối với xưởng CTHD kem nước đá, TF cũng có chủ trương cụ thể xác định là một đơn vị có nhiệm vụ vừa đẩy mạnh sx, vừa phục vụ chiến đấu và chiến đấu, hướng dẫn thành lập đội tự vệ trực chiến .Thành đội đã trang bị cho đội tự vệ xưởng 4 khẩu súng trường. CBCN xưởng đã chấp hành nghiêm chỉnh lệnh trực chiến phòng không. Lãnh đạo xưởng triển khai cụ thể hoá chủ trương của lãnh đạo ty CN, sơ tán đúng kế hoạch khi có lệnh, đồng thời tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch mở rộng sx, tìm cách đa dạng hoá sản phẩm đảm bảo sx không bị động bởi thời vụ, đặc biệt thời chiến không thể dễ dàng tìm được công việc lấp chỗ trống thời vụ

Chi bộ Đảng, ban quản đốc xưởng đã đề nghị ty cho xưởng tìm thợ, tìm nguyên liệu và tổ chức sx thử mặt hàng bánh kẹo (chủ yếu sx bằng công nghệ thủ công), để tiến tới nhận thêm nhiệm vụ kế hoạch sx, chủ động đảm bảo thu nhập khi phải tạm ngừng sx kem đá, hoặc trong chiến tranh có thể không bảo đảm điện chạy máy

Được ty công nghiệp phê duyệt, xưởng đã cho tìm tuyển thêm một số thợ có tay nghề bánh kẹo : Ông Thắm, ông Huệ, ông Học, ông Ngữ, ông Ninh, vào làm ở xưởng từ thời gian này.

Kẹo Sìu Châu truyền thống đã ra đời tại xưởng từ thời kỳ này, bánh xốp, bánh “nắp hầm” phục vụ bồi dưỡng tự vệ trực chiến và nhân dân TF cũng được sx thử cho ra sản phẩm, mặc dù chưa thật ngon, chưa thật đẹp mắt vẫn được người tiêu dùng chấp nhận hoan nghênh, cấp trên ủng hộ, làm tăng lòng tin và niềm vui của CBCN xưởng trong hoàn cảnh khó khăn. Những hộp kẹo Sìu Châu, đóng hộp sắt tây tráng thiếc, dán nhãn viết tay (Ông Nguyễn Đức Tích viết) được vui vẻ đón nhận ở các công sở. Mặt hàng kẹo Bi định hình bằng cắt trên bàn ghép bởi các lưỡi cưa sát, chống dính bằng đường sống, đóng thùng, cũng được sản xuất có kết quả và tiêu thụ được chấp nhận.

Ông Trần Ất được đánh giá là quản đốc năng động, quyết tâm có nhiều sáng tạo, bám sát thực tế, biến ý định thành hiện thực rất có hiệu quả, được tín nhiệm cao đối với cấp trên và CBCN xưởng. Tên xưởng kem đá, đã có lúc được nhân dân gọi là xưởng bánh kẹo

Chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ngày càng lan rộng và ác liệt, Nam Định là một mục tiêu đế quốc Mỹ tập trung đánh phá nhằm làm tê liệt một thành phố công nghiệp lớn (Thành phố dệt). Lệnh triệt để phòng không sơ tán của TF được ban hành, nhiệm vụ của xưởng lúc này càng bộn bề. Vừa lo sản xuất bình thường, vừa trực chiến phòng không, vừa tìm nơi sơ tán và chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho sản xuất ở địa điểm mới. Đặc điểm của SX kem nước đá cần phải có điện, lãnh đạo xưởng đã trình cấp trên cho sơ tán làm hai nơi. Bộ phận SX kem nước đá đặt vị trí SX ở đình Thượng lỗi, xã Lộc vượng. Bộ phận SX bánh kẹo, dự kiến nhờ địa điểm làm nơi sx ở khu đình Trung Trại thuộc xã Mỹ Tân.

Thời gian này có việc, vì điều kiện thời chiến nên tỉnh không triển khai được kế hoạch lập cơ sở SX mỳ chính, dự định đặt tại khu vực Hữu bị cạnh bến nước sông Hồng trên địa bàn cơ sở SX phân bón sẽ cho giải thể. Tỉnh giao lại địa điểm và lao động dôi dư cho xưởng kem đá. Xưởng đã tổ chức bộ phận SX bánh kẹo nên có nhu cầu lao động, đã nhận 11 công nhân viên (Gồm kỹ thuật, kế toán, và công nhân), mặt bằng tiếp nhận, được ban quản đốc cho xây dựng lò nướng, nhà sản xuất bánh và kho thành phẩm, để chuyển bộ phận sx bánh sơ tán ra (Theo kiểu nhà lợp lá; vách phên nứa tạm).

Mờ sáng ngày 14/4/1966 Giặc Mỹ bất ngờ đánh lén ném bom dã man xuống khu dân cư phố Hàng Thao và Hàng Cau, giết hại nhiều dân thường (Bia căm thù đời đời còn ghi). Xưởng kem đá cũng bị hư hại. Ông Huân và ông Ất đều bị thương (Lúc đó hai ông đang làm việc tại khu vực Hàng Cau). Trước tình hình khó khăn của xưởng CNVC xưởng đã phát huy tinh thần chủ động, dũng cảm tìm mọi cách khắc phục hậu quả duy trì SX, được ty quan tâm (Ông Trần Đại Tần trưởng ty rất sâu sát và tạo điều kiện). Điều tăng cường cán bộ ty về xưởng (Ông Hoá- CB miền Nam tập kết, ông Trịnh Đức Dũng, CB phụ trách công tác tổ chức )

Nhà chưa sửa kịp, xin mượn bạt che tạm để SX (Mượn bạt che phải lên tận XN khai thác đá Kiện khê - Hà Nam, kèm theo giấy giới thiệu của trưởng ty CN). Đồng thời triển khai kế hoạch sơ tán đã chuẩn bị. Bộ phận SX bánh kẹo làm lán ở cạnh đình Trung Trại Mỹ Tân, và chuyển nguyên liệu dụng cụ lên SX trong điều kiện phải khắc phục rất nhiều khó khăn, thử thách ý chí tinh thần tự giác, nghị lực chịu đựng của mỗi người CBCN của xưởng. Ăn ở tạm bợ, ban lãnh đạo xưởng và các bộ phận chuyên môn đều phải nhờ nhà dân đặt nơi làm việc, nhà cửa tranh tre dựng vội dùng làm cơ sở SX, các loại sản phẩm kẹo bi bánh quy chụp tay vẫn tiếp tục được ra lò phục vụ tiêu dùng trong thời chiến

Bộ phận sx kem nước đá vẫn trụ tại TF vì cơ sở ở Thượng Lỗi còn phải xây dựng nhà xưởng và kéo điện, công việc này thực hiện trong hoàn cảnh thời chiến cực kỳ khó khăn không thể tăng tốc theo ý muốn được.

Làm việc theo quy chế thời chiến, sơ tán triệt để, công nhân sx kem hết ca phải ra khỏi thành phố, ở lại chỉ có một CB phụ trách (Ông Lệ) và một số thanh niên trẻ bảo vệ và trực chiến (Ông Lợi, ông Thư và một thợ vận hành máy lạnh)

Thời kỳ này, thực hiện chủ trương tích cực bồi dưỡng sức dân, nhất là do đời sống thiếu thốn dẫn đến nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, ban bảo vệ bà mẹ trẻ em TF lĩnh hội chỉ đạo của tỉnh đã tìm hiểu tình hình, năng lực của xưởng, cơ bản có đủ điều kiện để triển khai nghiên cứu, đưa vào SX loại sản phẩm đáp ứng mục đích trên, đặt tên là “Bột dinh dưỡng trẻ em”. Đề xuất của trạm bảo vệ bà mẹ trẻ em chọn xưởng kem đá thực hiện chủ trương sx bột dinh dưỡng trẻ em đã được sự nhất trí cao của ty công nghiệp, và uỷ ban các cấp. Ty công nghiệp, kết hợp với trạm bảo vệ bà mẹ trẻ em mời được các chuyên gia đầu ngành, Giáo sư dinh dưỡng Từ Giấy, viện trưởng viện công nghiệp TP Đặng Giá, các kỹ sư chuyên môn của viện CNTP, ông Ngữ, ông Viễn, bác sỹ Hiển….kết hợp với các CB kỹ thuật của ty CN đã đến tận nơi sơ tán của xưởng ở Mỹ tân triển khai việc tạo điều kiện cụ thể : Vừa hướng dẫn thực hành công nghệ, chuẩn bị công cụ sx, cung cấp nguyên liệu; lãnh đạo xưởng có trách nhiệm chuẩn bị tốt một bộ phận kỹ thuật viên, công nhân có chọn lựa, phân công CB nòng cốt phụ trách (Bà Lưu CB bên XN gỗ chuyển sang); tiếp thu sự hướng dẫn, và thực hành sx của chuyên gia. Quý 4 năm 1966 sản phẩm “Bột dinh dưỡng trẻ em” đã được sản xuất thành công từ xưởng bánh kẹo – kem đá của chúng ta bởi sự tận tình của các chuyên gia viện CNTP và trợ giúp mọi mặt có hiệu quả của lãnh đạo từ cấp bộ đến các cấp địa phương. Bước đầu sản xuất bột dinh dưỡng trẻ em được thực hiện theo cơ chế nguyên liệu bao cấp, xưởng chỉ chuẩn bị các loại có thể tự mua dễ dàng. Sản phẩm giao nộp cho trạm BVTE TF phân phối. Giai đoạn sx thử thực hiện sang đến đầu năm 1967

Khu vực Hữu bị làm xong, bộ phận sx bánh được chuyển ra, dành khu vực Mỹ tân sx thử bột DD được rộng hơn

Đến giai đoạn này số lượng CBCN của xưởng từ 29 – 30 người lúc CTHD mới thành lập đã tuyển dụng thêm lên đến 127 người, với đủ trình độ văn hoá kỹ thuật khác nhau (Cao nhất là tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành), các bộ phận chuyên môn quản lý theo dõi SX đã có cơ cấu như một XN nhỏ. Phương hướng của ty CN và TTCN tỉnh, cũng đặt nhiều hy vọng thúc đẩy xưởng kem đá CTHD tiến triển thành một XN địa phương chuyên ngành SX thực phẩm, ngành không thể thiếu của công nghiệp địa phương

Cuối năm 1966 khu vực Thượng Lỗi xây dựng xong (Cũng chỉ là nhà tạm), máy lạnh sx kem đá được tháo rỡ chuyển đến lắp đặt. Lãnh đạo xưởng chỉ đạo để đảm bảo an toàn sx gọn tiêu thụ nhanh, trong hoàn cảnh chiến tranh, chỉ để lắp hai máy nén sản xuất kem là chính, tạm ngừng một máy kem và một máy đá. Tổ chức SX tại Thượng Lỗi có hai tổ (Bà Hồng, bà Nhân), bốn thợ vận hành và sửa chữa bảo dưỡng máy, ngoài ra có người bán vé thu tiền và thủ kho… Bộ phận sx kem do ông Lệ phụ trách. Sản phẩm chỉ có một loại kem ngon 1 hào/ 1que, chỉ giao cho khách lớn tuổi đi bán

Đồng thời với việc không ngừng duy trì SX, tiếp thu kỹ thuật mới tạo cơ hội phát triển, lãnh đạo xưởng còn phải triển khai thực hiện lệnh phòng không sơ tán theo cảnh báo của UB thành phố, giặc Mỹ càng thua đau càng điên cuồng leo thang đánh phá miền Bắc. Chúng sẽ tăng cường ném bom dữ dội vào các thành phố lớn và các khu công nghiệp của miền Bắc. Các cơ quan XN cần có kế hoạch di chuyển sơ tán xa TF, đến các địa phương có khả năng an toàn hơn bảo đảm sản xuất công tác, phục vụ chiến đấu. Lãnh đạo xưởng đã phân công đặc trách ông Trịnh Đức Dũng biệt phái chỉ huy xây dựng nhà xưởng SX, kho tàng chứa nguyên liệu, thành phẩm ở khu sơ tán mới (Quanh nhà thờ Nhân Nghĩa thuộc Nam Xá, xã Nhân nghĩa huyện Lý nhân tỉnh Hà Nam) địa điểm đã được ban quản đốc xưởng liên hệ được lãnh đạo địa phương nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ. Ty công nghiệp đồng ý. Vốn liếng chuẩn bị cho việc mua sắm, tạo dựng khu Nam Xá, là cả một chuyện dài đáng cảm phục của ban quản đốc xưởng, đã vì lợi ích chung dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn tự quyết, kết hợp với quan hệ tốt trên tinh thần tích cực với các cơ quan có trách nhiệm, kết quả đã tạo ra nguồn vật chất XD cơ sở

Phong trào quần chúng ủng hộ các chủ trương của ban quản đốc xưởng giai đoạn này cũng rất sôi nổi, tổ chức công đoàn lĩnh hội chương trình, kế hoạch của chuyên môn, phát động thi đua (Các tổ, các ban chuyên môn thách thức thi đua thiết thực bằng hành động cụ thể) đã giúp xưởng vượt qua mọi khó khăn, nhất là khi hai đ/c lãnh đạo chính của xưởng bị thương phải điều trị hàng tháng. Công nhân tự quản, công đoàn động viên mọi việc lớn nhỏ đều được thực hiện tốt. Không quản cuộc sống gian khổ, dũng cảm trước thử thách của bom rơi đạn nổ, không ngừng SX, trực chiến, phục vụ chiến đấu, và tiếp thu công nghệ mới. Hành động tiếp nhận nguyên liệu đêm hôm từ bến sông lên của CBCN xưởng ở nơi sơ tán Mỹ Tân, bằng vai vác, đẩy xe ba gác, trời tối có lúc cả người, cả xe lăn xuống hố ao cạnh đường, vẫn hăng hái hò hát cứu vớt tiếp tục đưa hàng về kho đầy đủ. Có khi không kịp vận chuyển phải tập kết hàng giữa đồng không trong đêm, cả tập thể cùng trông coi an toàn

Đ/c quản đốc đã được bình xét là CSTĐ, công nhân có bà Hồng, bà Duẩn cũng được bình xét là CSTĐ, trong hai năm nhiều thử thách (1965 – 1966) và nhiều gương sáng tích cực khác

Năm cuối năm 1966 đầu năm 1967, cơ sở ở Nam Xá (Huyện Lý nhân – Hà Nam) xây dựng xong, thời điểm này giặc Mỹ đánh phá Nam Định có dấu hiệu ngày càng ác liệt. Ban quản đốc xưởng quyết định tổ chức chuyển toàn bộ cơ sở SX bánh kẹo, bột dinh dưỡng từ Mỹ Tân lên Nam Xá

Chặng đường gần 30 km đường 63, gập ghềnh toàn là đất sỏi, phương tiện cơ giới không có. Ban quản đốc xưởng phát động ai có xe đạp thì thồ hàng, không có xe thì đẩy xe ba gác, tổ chức công đoàn động viên tinh thần CBCN hoàn thành nhiệm vụ sơ tán, là đánh thắng giặc Mỹ. Không khí thi đua sôi nổi đã tạo thành sức mạnh tập thể, tất cả đều lên đường với đủ sức nặng hàng hoá (Hàng chục tấn đường, bột và các loại nguyên liệu khác cùng dụng cụ trang bị sản xuất… ) trên vai, trên xe đến nơi sơ tán mới an toàn nhanh chóng. Ngay sau khi tập kết xong cơ sở vật chất, kế hoạch tổ chức sản xuất cũng được triển khai ngay, song song với việc ổn định nơi ăn chốn ở của CBCN, (Hầu hết nhờ vào nhân dân xã Nam Xá) xưởng lập bếp ăn tập thể

Quy mô tổ chức tại khu sơ tán mới (Nam Xá) với đầy đủ các ban khá chặt chẽ : Ban quản đốc, kế hoạch, cung tiêu, tài vụ, kỹ thuật, sản xuất chia làm hai bộ phận Bánh kẹo và bột dinh dưỡng trẻ em; có hai đốc công phụ trách

Xưởng đến thời gian này có ba khu vực sx:

Sản xuất kem tại Thượng Lỗi : Ông Lệ phụ trách

Sản xuất bánh ở Hữu Bị : Bà Nhung phụ trách

Văn phòng các bộ phận quản lý của xưởng và một phần bộ phận sx bánh kẹo, bộ phận sx chế biến nguyên liệu phục vụ sx, bộ phận sản xuất bột DD, bột đậu xanh, kho tàng tập trung… đặt tại khu vực Nam Xá - huyện Lý nhân thuộc tỉnh Hà Nam: Bà Lưu được cử làm đốc công phụ trách bộ phận sx bột DD trẻ em; bà Mười được cử làm đốc công phụ trách bộ phận sx bánh kẹo

Cán bộ chủ chốt bộ phận gián tiếp quản lý có :

+ ÔngTrần Ât : Quản đốc

+ Ông Lưu Xuân Huân : Phó quản đốc kiêm bí thư chi bộ

+ Ông Chung Phúc Hà : thư ký công đoàn

+ Bà Hoàng Thị Tân : Bí thư chi đoàn TN

+ Ông Hoàng Đức Kiên : Phụ trách tài vụ

+ Ông Trịnh Đức Dũng : Phụ trách hành chính tổ chức lao động

+  Ông Vũ Đinh Thanh : Phụ trách cung tiêu

+ Ông Trần Xuân Ngọc (CB miền Nam tập kết) Phụ trách kế hoạch

+ Ông Trần Mỹ Liệu (CB miền Nam tập kết ) Phụ trách kỹ thuật

+ Đội tự vệ có 20 người, ông Nguyễn Đức Thuật phụ trách

+ Quản lý nhà ăn tập thể ở Nam Xá, ông Trần Công Các đảm nhiệm sau đó giao lại công việc cho bà Đoàn thị Dạn

Tổng số CBCNV xưởng khoảng 210 người, theo hướng dẫn của tổ chức ty CN, hoạt động của xưởng dần đi theo nề nếp của một XN nhà nước

Các bộ phận sx đã nhanh chóng đi vào sản xuất, ổn định sinh hoạt. Xưởng đã được ty công nghiệp, ban lãnh đạo phòng không sơ tán của TF đánh giá cao, và biểu dương tinh thần khắc phục khó khăn, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh sơ tán phòng không, tiếp tục SX công tác khẩn trương và có hiệu quả ngay

Niềm vui lớn đến vơí CBCN xưởng, cũng trong năm 1967, sau khi xem xét đánh giá quy mô SX, tiềm năng cơ sở vật chất (Trong đó có hệ thống máy móc SX kem đá, một số máy nhào trộn để làm bánh và bột DD, trang bị phòng thí nghiệm kiểm tra nguyên liệu, sản phẩm) và năng lực lao động, tiềm năng lãnh đạo quản lý SXKD của xưởng đã tương xứng một XN công nghiệp loại nhỏ ; ty CN hướng dẫn ban kãnh đạo xưởng làm thủ tục và phê duyệt, đồng thời đề nghị tỉnh ra quyết định nâng cấp sở hữu đối với xưởng kem đá. CTHD thành Xí nghiệp quốc doanh và trên cơ sở mục đích tiêu dùng sản phẩm (Đặc biệt là SP Bột dinh dưỡng trẻ em), đồng thời về thời điểm quyết định cũng sát gần với ngày Quốc tế thiếu nhi, XN chúng ta đã đựơc mang tên “Xí nghiệp thực phẩm 1 tháng 6 Nam Hà” Và xếp hạng XN loại 6 – Ty công nghiệp Nam Hà chủ quản. (Năm 1965, hai tỉnh Hà Nam và Nam Định sát nhập mang tên Nam Hà)

Tổ chức bộ máy lãnh đạo quản lý SXKD có :

Ông Trần Ât : Giám đốc

Ông Lưu Xuân Huân : Phó giám đốc

Năm ban nghiệp vụ :

+ Ban Hành chính tổ chức (Quản lý cả bảo vệ, nhà ăn) : Ông Dũng (TB)

+ Ban tài vụ : Ông Hoàng Đức Kiên (TB)

+ Ban cung tiêu : Ông Vũ đình Thanh (TB)

+ Ban kế hoạch : Ông Trần Xuân Ngọc (TB)

+ Ban kỹ thuật : Ông Trần Mỹ Liệu (TB)

Sản xuất chia làm ba ngành : Bánh, bột DD – Kẹo – Kem nước đá (Mỗi ngành có một trưởng ngành phụ trách chung; trong ngành chia thành từng tổ theo quy trình công nghệ của sản phẩm chuyên sản)

SXKD trong hoàn cảnh sơ tán, khó khăn bất khả kháng của XN là không có điều kiện tập trung cơ sở SX, phải đặt nhà xưởng ở ba nơi :Thượng lỗi – Hữu bị – Nam Xá. Việc điều hành quản lý của bộ máy lãnh đạo và CB chủ chốt rất vất vả. Nay đây, mai đó, để nắm tình hình, phương tiện chỉ có xe đạp (Loại xe Nam Hà).

+ Khu vực Nam Xá : SX kẹo các loại, Bột DD trẻ em, Bột đậu xanh, một số loại bánh, tự chế biến nguyên liệu cho sx bột DD (Bột đậu tương, bột xương…). Cán bộ phụ trách sx có bà Lưu, bà Tân

+ Khu vực Hữu Bị : Chủ yếu sx bánh nướng các loại. Cán bộ phụ trách sx có bà bà Nhung, ông Kiểm

+ ở Thượng Lỗi : sx kem nước đá. Cán bộ phụ trách có ông Lệ, ông Lệ qua đời, bà Mười thay.

SX bánh kẹo, bột DD 80% là thủ công (Lúc đầu 100% dùng sức lao động thủ công thực hiện công nghệ nhào trộn cán cắt,…) năm 1970, mới có một máy nhào trộn để phục vụ SX bánh và bột DD. Điện bị động, máy phát điện không phải lúc nào mất điện cũng cấp điện được ngay. Nước máy không có, XN phải cho xây bể lấy nước mưa hoặc lọc nước giếng.

Thu nhập còn hạn chế, cuộc sống vật chất của CBCNV rất đạm bạc

Chi bộ Đảng và lãnh đạo XN đã sát cánh cùng BCH công đoàn, đoàn TN, lãnh đạo, động viên công nhân viên chức rất sát sao, lấy chỉ tiêu kế hoạch SX triển khai hàng tháng – quý – năm làm mục tiêu thi đua; phát động tinh thần lao động XHCN, thanh niên sẵn sàng có mặt khi XN cần, nhiều lần tập kết nguyên liệu, nhỡ xe, sự cố phương tiện, đêm hôm mưa gió, nhờ có đoàn thanh niên ra sức đã khắc phục được. Chị Hoàng thị Tân, chị Đoàn Ngọc Mai, anh Trần Văn Vui và nhiều đoàn viên TN khác là những tấm gương tích cực lôi kéo thúc đẩy phong trào.

Đời sống tinh thần cũng được quan tâm, đoàn thanh niên hoạt động rất sôi nổi tích cực, XN đã tổ chức được nhiều buổi biểu diễn văn nghệ tại hội trường nơi sơ tán, các tiết mục tự biên tự diễn biểu dương gương tích cực, uốn nắn hiện tượng lao động lười biếng rất có hiệu quả. Phong trào VHVN của XN đã được cơ quan văn hoá của tỉnh Nam Hà biết đến, cố nhạc sỹ (Ông Thanh Tùng – người Nghệ An) xúc cảm đã sáng tác tặng XN môt bài hát ca ngợi tinh thần LĐSX của CBCN XN (Tiếc rằng đến nay không ai còn nhớ, ông Các đã nhắc lại việc này trong hồi ký của mình)

Với tinh thần đó, CBCN XN ngay từ những năm đầu được mang tên XN 1 – 6 đã nỗ lực hết mình thực hiện hoàn thành nhiệm vụ KH..... (Năm sau nhận cao hơn năm trước......) Mỗi kỳ hội nghị CNVC là một cuộc sinh hoạt nghiêm túc, lãnh đạo triển khai KH, giải quyết thấu đáo các kiến nghị của CBCNV xí nghiệp, không để phát sinh tư tưởng tiêu cực ảnh hưởng đến tiến độ SX thực hiện KH

Ba năm 1969 – 1970 được ty công nghiệp quan tâm, tạo điều kiện XN đi vào cải tiến quản lý, nâng một bước kiến thức hiểu biết và thực hành khả năng theo dõi kết quả SX khoa học hơn cho đội ngũ từ tổ trưởng trở lên. XN đã tổ chức học tập phương pháp ghi chép: Mở các loại sổ sách cần thiết thống kê theo dõi quá trình sản xuất hàng ngày (Từng ca)

Mạnh dạn tính toán định mức lao động trả lương theo sản phẩm (lấy kết quả lao động cuối cùng – SP nhập kho làm căn cứ thanh toán lương)

Công tác triển khai KH theo quy trình : Nhận chỉ tiêu của cấp trên giao, phân tích tính toán khả năng thực hiện, theo dõi thực hiện cụ thể bằng ghi chép ban đầu chặt chẽ, tổng hợp thống kê cuối năm và bảo vệ KH đã thực hiện hoàn thành trước hội đồng kiểm tra của cấp trên, trở thành nề nếp của XN.

          Nhờ công tác khoán quản được cải tiến, năng suất lao động của XN tăng lên thu nhập bình quân tăng 20%.

          Thời gian này XN được ty Công nghiệp bổ xung lực lượng kỹ thuật viên và cán bộ kỹ thuật, một kỹ sư hoá thực phẩm và năm kỹ thuật trung cấp. Kết hợp với thợ lành nghề ban kỹ thuật sát cánh cùng các bác thợ già tìm cách nâng chất lượng các sản phẩm SX thủ công, thử nghiệm và đưa vào sx một số SP bánh kẹo khác loại hoặc có hình dáng thay đổi, làm phong phú thêm mặt hàng bánh kẹo của XN (Bánh nướng, bánh dẻo, bánh cắt, bánh tai voi, bánh xốp đập đường, kẹo bi, kẹo ngó sen, kẹo lạc, kẹo sìu Châu, …bột đậu xanh, bột DD..) không khí SX rất nhộn nhịp, ca kíp đều đặn, cuộc sống công nghiệp làm văn minh thêm bộ mặt xã hội địa phương. Một số cán bộ trẻ của HTX nông nghiệp địa phương đã xin vào làm trong XN, thanh niên trong các xã quanh vùng cũng được XN tuyển chọn nhận vào làm công nhân

          Hệ thống cán bộ nghiệp vụ của XN, chủ yếu là các nhân viên trình độ sơ trung cấp (Trung cấp cũng chỉ 2 – 3 người). Năng lực quản lý phần nào có hạn chế

          SXKD ở nơi sơ tán tương đối ổn định, CBCN đã quen với nếp sinh hoạt mới. Tin vui từ chiến trường miền Nam dội về : Quân dân ta mở trận tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, buộc đế quốc Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc, yên hàn trở lại. Được cấp trên chỉ đạo XN thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở để chuyển về gần thành phố. Điểm chọn, ban giám đốc XN thống nhất lấy địa bàn quanh đình Thượng Lỗi xã Lộc vượng xây dựng xưởng sx bột dinh dưỡng, và một phần bánh kẹo; sản xuất bánh chính vẫn đặt tại khu nhà xưởng đang sx ở Hữu bị. Đã có kinh nghiệm của những lần sơ tán đã qua, ban GĐ XN nhanh chóng phân công cán bộ phụ trách, chỉ đạo xây dựng, chuẩn bị nhà xưởng lò bễ và khu nhà làm văn phòng tại Thượng Lỗi. Đồng thời vẫn đẩy mạnh sản xuất thực hiện các chỉ tiêu KH năm ở ba khu vực

          Năm 1969, sự kiện đau thương đáng ghi nhớ nhất là, chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2 / 9 / (Trung ương báo tin ngày 3/9). Chi bộ Đảng đã tổ chức trọng thể lễ tang tại hội trường XN, và phát động đợt hành động đặc biệt “Biến đau thương thành sức mạnh trong lao động SX” phấn đấu đạt năng suất cao nhất vì CNXH và giải phóng miền Nam. Hiệu quả đợt phát động rất khả quan, tư tưởng CBCN, giác ngộ rõ rệt, hành động tự gíac trong lao động sx rất cao. Thể hiện ban lãnh đạo XN rất được tin tưởng

          Sang năm 1970 XN chuyển về khu vực Thượng Lội đữnây dựng xong. Văn phòng XN đặt tại Thượng lỗi. SX đặt ở hai khu, đình Thượng Lỗi và Hữu bị . Lại một lần nữa CBCN XN tỏ rõ khả năng tự lực cánh sinh, tự giác quản lý, không ngại gian khổ, vận chuyển hàng chục tấn vật tư nguyên liệu, toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ sản xuất (Máy móc, công cụ đồ nghề, đồ dùng làm việc….) Từ Nam Xá về Thượng Lỗi; không xẩy ra một sự cố gì đáng kể.

          Bộ máy lãnh đạo các ban quản lý vẫn gĩư nguyên, chỉ có nhận thêm số kỹ thuật viên ở trường kỹ thuật TP Vĩnh Phú ra được điều vễ XN, có thêm một kỹ sư. lực lượng công nhân kỹ thuật cơ khí cũng được tăng cường một số học sinh trường công nhân kỹ thuật của ty Công Nghiệp và trường dậy nghề ra trường.

          Giai đoạn này hưởng ứng phong trào thi đua XHCN của công đoàn Tỉnh phát động, thực hiện khẩu hiệu “ Tất cả vì CNXH, và thống nhất đất nước”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Các cơ quan XN phát động phong trào xây dựng tổ đội lao động XHCN. XN 1 – 6  cũng hưởng ứng phong trào rất mạnh mẽ, nhiều tổ đội được công nhận và được thưởng cờ “Tổ đội LĐ XHCN”, nhiều chiến sỹ thi đua được tập thể bình xét, cấp trên công nhận. Điển hình là các tổ: Kế toán tài vụ, tổ SX Chị Mật, Chị Nhung, nhiều năm liền được công nhận và nhận cờ tổ đội XHCN, cấp trên tổ sản xuất cũng nhiều năm liền là chiến sỹ thi đua. Ông GĐ Trần Ất liên tục được bầu chọn là chiến sỹ thi đua. Ty Công nghiệp khen ngợi là một GĐ đốc chiến khá nhất. Trong mọi hoàn cảnh Ông đều có giải pháp ổn định tổ chức sản xuất nhanh nhất, giảm đến mức tối thiểu thời gian ngừng việc vì làm công tác chuẩn bị và di chuyển.

          Từ năm 1970 XN có cán bộ công đoàn chuyên trách (Bà Nguyễn thị Mai được Công đoàn tỉnh điều về làm thư ký CĐ XN thay bà Lưu); Ông Thành (Thước) được TP điều về XN làm bí thư Đảng chuyên trách; ban GĐ được cấp trên tăng thêm một phó GĐ là bà Phạm Thị Doãn. Đoàn thanh niên cũng được cấp trên quan tâm cử bà Vũ thị Tâm về làm bí thư Đoàn chuyên trách .

          Sản phẩm chủ yếu của XN vẫn là bánh kẹo các loại, bột DD trẻ em, bột đậu xanh và kem, nước đá (nước đá chỉ sx theo nhu cầu đặt hàng). Các loại sản phẩm cần đóng gói bao bì, đã có được vật tư thích hợp và đẹp hơn, bảo quản sản phẩm yên tâm về thời gian lưu kho, sản phẩm dạng bột được đóng hai lớp túi PE. Sản phẩm mới giai đoạn này có ra đời thêm kẹo DRAZE, mầu sắc đa dạng thơm ngon, hấp dẫn, tiêu thụ tốt được ưa chuộng. Bột giải khát có gaz và nước giải khát có gaz đóng chai thuỷ tinh 330ml cũng đã qua thử nghiệm được đưa vào SX

          Trong thời gian cuộc sống xã hội tương đối yên bình (1969 – 1971) nhu cầu tiêu dùng của XH cũng chuyển biến theo nhịp độ tăng hơn, nhất là đòi hỏi đối với những sản phẩm thực phẩm, cần ngon hơn, đẹp hơn. Lãnh đạo XN đã quan tâm đi sâu cải tiến công nghệ các loại bánh kẹo đang sx. Tập trung các thợ lành nghề, đầu tư nghiên cứu, bằng thực hành vừa làm vừa rút kinh nghiệm, CB kỹ thuật và kỹ thuật viên kết hợp để tính toán các công thức bánh kẹo cải tiến và làm định mức dự trù chuẩn bị vật tư đúng chủng loại phục vụ sản xuất. Đồng thời cho CBKT và công nhân đi tham quan, học thực hành công nghệ tại các XN, nhà máy lớn tại Hà Nội (Học làm bánh, mứt các loại ở XN bánh mứt Hữu Nghị; Học nấu kẹo cứng, kẹo mềm ở nhà máy kẹo Hải Hà)

          Cũng trong thời gian này tỉnh Nam Hà được tiếp nhận viện trợ hai dây chuyền máy sản xuất bánh bích quy của Rumani và sx bột dinh dưỡng trẻ em của Trung quốc. XN Thực Phẩm 1- 6 được nhận dây chuyền sx bánh quy Rumani. Máy móc thiết bị đồng bộ tỉnh cho chuyển về đặt tại khu vực Cồn Vịt (Số 3 đường Thái Bình (Hiện nay).

          Năm 1971 là năm tình hình chiến trường có những chuyển biến mạnh mẽ, trên khắp các mặt trận đều ở thế tiến công địch, đánh mạnh thắng lớn, miền Bắc ngoài việc chi viện về hậu cần còn tăng cường thêm lực lượng bộ đội vào Nam chiến đấu, hơn bao giờ hết năm 1971 là năm thanh niên nhập ngũ đông đảo nhất, đủ mọi thành phần công nông binh trí đều lên đường. XN 1-6 cũng đóng góp một kỹ sư nam và nhiều thanh niên công nhân nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự. Trong số CBCN nam giới đi bộ đội có anh Trần Văn Hạnh đã hy sinh tại chiến trường B, được công nhận liệt sỹ. Anh Hạnh quê ở huyện Lý Nhân (Hà Nam). Bố anh Hạnh nguyên là giám đốc lương thực Hà nam, về hưu hiện ở quê nhà. Phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang” được công đoàn, đoàn thanh niên phát động CNVC hưởng ứng rất sôi nổi, các lần đưa tiễn thanh niên nhập ngũ lãnh đạo XN tổ chức chu đáo.

          Cũng trong năm 1971 - 1972 XN được tăng cường thêm đội ngũ CBKT tốt nghiệp đại học thực phẩm khá đông đảo làm nòng cốt cho khả năng tiến bộ kỹ thuật sau này. Cấp trên bổ xung thêm vào ban giám đốc XN một phó GĐ - Ông Đỗ Thanh Tuyên.

          Bột dinh dưỡng trẻ em SX có phần giảm xuống, vì vật tư nhập ngoại khó khăn, do tình hình chiến tranh, vật tư trong nước khan hiếm, gía thị trường đắt, làm ra sản phẩm giá thành cao, phân phối cũng không thể tiêu thụ được, được phép của cấp trên XN ngừng sx bột dinh dưỡng trẻ em, dàn xếp lao động bổ xung sx bánh keọ, nhận thêm kế hoạch . Ban lãnh đạo có ông Thành (Thước) bị bệnh không đảm bảo sức khoẻ xin nghỉ công tác. Ông Huân tiếp tục nhiệm vụ bí thư Đảng bộ.

          Thị trường tiêu thụ bánh kẹo đã có dấu hiệu khó khăn hơn, thương nghiệp nhận hàng chậm, sx nhịp độ giảm sợ lưu kho lâu. Vấn đề cải tiến, tìm ra cái mới lạ của sản phẩm cùng loại, hoặc sản phẩm mới trở thành mối lo và bức súc trong tư duy lãnh đạo của ban GĐ. Bánh cắt, bánh cùi bong, bánh trứng, kẹo ngó xen, kẹo xốp lạc….được làm thử và cho xuất xưởng trong thời kỳ này. Riêng mặt hàng kem vẫn giữ được tín nhiệm trên thương trường (Một phần thuận lợi là gần như độc quyền chỉ có XN 1-6 sx kem bằng máy lạnh cơ giới)

          Nhịp độ SXKD đang đi dần vào nề nếp thì cuộc sống trong hoàn cảnh nửa nước có chiến tranh lại đến thời khắc thử thách toàn dân đất Bắc, trong đó có CBCN chúng ta. Giặc Mỹ “Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”, chúng quay lại ném bom thẳng vào các thành phố lớn của chúng ta bằng máy bay B52 dữ dội và ác liệt. Đối phó với hành động điên cuồng này, XN 1- 6 lại một lần nữa sơ tán. Đợt sơ tán này được sự đồng ý của cấp trên chúng ta tập kết sản xuất quanh nhà thờ Cao đà (Xã Nhân Mỹ , huyện Lý nhân Hà Nam). Xây dựng lán trại tạm làm nhà SX, một số nhà tranh tre làm việc, còn đa số CBCN, ở nhờ nhân dân.

          Cuộc hành quân sơ tán hoàn toàn tự chịu trách nhiệm và tự túc phương tiện lại là một lần ghi nhận công sức sáng tạo, dũng cảm khắc phục khó khăn của toàn thể CBCN XN. Bằng vai, bằng gánh bộ, bằng xe đạp cá nhân thồ chuyển, bằng xe ba gác đẩy bộ, có thể nói chúng ta đã gánh cả giang sơn làm ăn lên đường đến nơi sơ tán nguyên vẹn, an toàn lại nhanh chóng hạ trại tiếp tục đốt lò nướng bánh, đặt chảo nấu kẹo làm ra sản phẩm thực hiện kế hoạch tiếp sức cho chiến trường diệt giặc. Câu chuyện hàng ngày về công việc, về đời sống, mọi người còn râm ran kể cho nhau nghe hôm nay quân ta bắn rơi được mấy B52.

          Những ngày sơ tán mới thật vất vả, thật căng thẳng, CN XN đã tỏ rõ vai trò, phẩm chất của giai cấp, vượt lên tất cả, nhìn gương mặt mọi người cứ tưởng như trước thực tế đó như đã quen như một lẽ thường tình, vẫn vui vẫn hạnh phúc, hai đám cưới của các anh chị CB cùng XN tại nơi sơ tán giữa lúc trận “Điện biên phủ” trên không đang diễn ra ở thủ đô Hà Nội sắp đến hồi kết đã nói lên sự lạc quan và lãng mạn cách mạng của cuộc sống “Vừa sx vừa chiến đấu” của CB CN Xí nghiệp

          NOEL năm 1972, chiến dịch điên cuồng dùng B52 đánh phá thủ đô Hà nội  của đế quốc Mỹ đã thất bại hoàn toàn, quân và dân cả nước ta đã buộc Mỹ phải ngừng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

          Xí nghiệp TP 1/6 được lãnh đạo cấp trên phê duyệt cho chuyển trở lại về khu vực Thượng lỗi và chuẩn bị tiếp nhận khu vực Cồn Vịt.

Dũng cảm ra đi lại phấn khởi trở về, vẫn cả giang sơn trên lưng người, lưng xe, kéo bộ CBCN toàn XN với quyết tâm sẵn có, thực hiện tinh thần đốc chiến của ban GĐ, nhanh chóng gọn gàng, vượt thời gian quy định, về đến nơi bắt tay ngay vào sx, có ngay sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân thành phố, cũng đang tấp nập từ nơi sơ tán trở về, hồi phục sức sống thành phố dệt anh hùng.

phần III - Giai đoạn 1973  -  1986

HOẠT ĐÔNG SXKD TRONG ĐIỀU KIỆN CÒN CƠ CHẾ KINH TẾ “THỜI BAO CẤP”

 Ba năm 1973 đến 1975 XN 1 – 6 tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chính:

SXKD bánh, kẹo, kem, nước đá phục vụ nhu cầu của nhân dân TF và các huyện trong tỉnh, xây dựng cơ bản chuẩn bị cho việc tiếp nhận lắp đặt dây truyền sx bánh quy Rumani (Lò đốt dầu, thực hiện công nghệ trên dây truyền cơ giới) và chuyển toàn bộ sx còn phân tán ở Hữu bị, Thượng lỗi về Kồn Vịt

     Năm 1974, XN tập kết xong toàn bộ các phân xưởng sản xuất các ban chuyên môn và văn phòng lãnh đạo về khu Kồn Vịt (Nay là số 3 đường Thái Bình TF Nam Định).

Khu Kồn vịt đã được tỉnh quy hoạch để xây dựng tổng thể thành một khu đặt các nhà máy sx thực phẩm từ năm 1971. Diện tích dành cho XN 1 tháng 6 được ông Vũ Thiện (Chủ tịch tỉnh) và ông Ngô Minh Loan (Bộ trưởng bộ CN nhẹ) động thổ. Cty xây lắp CN đang XD hai nhà (Dự kiến đặt hai dây chuyền Nha khoai và bánh quy Rumani, bị bom Mỹ (Trong đợt B52) phá hoại, nhà Nha bị hỏng nặng

          Sau 13 năm kể từ khi hình thành xưởng CTHD sx kem nước đá, (1960 – 1973) XN TP 1 – 6 Nam Hà đã có địa chỉ chính thức và một khu sản xuất công tác tập trung. Nhưng văn phòng vẫn là nhà kiến trúc tạm, nhà sx kem đá đang chồng mộc, khu kho cuối mặt bằng được XD theo kiểu nhà cấp 4, riêng nhà dự định để đặt máy bánh quy Rumni đang được xây dựng dở, tạm gọi là nhà kiên cố lợp mái tôn múi tráng kẽm của Liên xô, do công ty xây lắp CN thiết kế và lúc đó cũng đang thi công

          Vừa sx, vừa xây dựng không khí làm việc trên toàn mặt bằng XN sôi động phấn khởi mọi người đều thấy phấn chấn tin tưởng ở tương lai phát triển mở rộng, từng bước sx được cơ giới hoá, máy nhào trộn, máy cán cắt bánh quy, XN mua sắm trang bị cho sx.

          Ngày 27 tháng 1 năm 1973, hiệp định Pari về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”, được ký kết, đánh dấu một bước thắng lợi quan trọng của nhân dân ta, trên mặt trận chính trị ngoại giao và trên chiến trường.

          Từ nay sinh hoạt xã hội từ thời chiến trở lại yên bình trên miền Bắc XHCN, tuy vẫn thực hiện chế độ bao cấp, phân phối nhưng nhu cầu tiêu dùng cũng đã dần dần đổi khác, đòi hỏi sản phẩm dịch vụ cần có chất lượng cao hơn, riêng mặt hàng bánh kẹo khách hàng cũng có nhu cầu khắt khe hơn. Vì vậy giai đoạn này tiêu thụ sản phẩm của XN bắt đầu gặp khó khăn, tuy hàng phân phối nhưng thương nghiệp, lấy hàng chậm, nhịp độ thất thường, có lúc tồn kho nhiều, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch của XN. Hàng chỉ tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ tết. Trước tình hình đó lãnh đạo XN đã có những giải pháp tích cực, phân công CB đi liên hệ, tìm hiểu nhu cầu, chủ động tiêu thụ sản phẩm, phát động thợ lành nghề hiến kế kết hợp cùng đội ngũ CBKT đổi mới sản phẩm, cải tiến công thức tạo cho mặt hàng làm ra ngon hơn thu hút tiêu dùng hơn. Kết quả là kế hoạch vẫn được hoàn thành vượt mức(....). Bộ phận SX kem đá vẫn sản xuất ở Thượng Lỗi, đến cuối năm 1974 xây xong nhà sx ở khu Kồn Vịt mới tập kết về hết được.

          Chiến dịch lịch sử mang tên chủ tịch “Hồ Chí Minh” đại thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, trong niềm vui hân hoan của nhân dân cả nước, CBCN XN Thực phẩm 1 – 6 chúng ta đã tham gia cuộc mít tinh lớn do UBND tỉnh Nam Hà tổ chức tại sân quảng trường chào mừng “Đại thắng mùa Xuân và thống nhất đất nước”, với quy mô diễu hành biểu dương lực lượng mang theo những con số thể hiện sự nỗ lực cố gắng của chúng ta trong những năm chống Mỹ , cứu nước

          Công tác khoán quản của XN vẫn duy trì được nề nếp đã được đào tạo từ trước, năm 1975 lãnh đạo XN cho triển khai thêm phương án đánh giá chất lượng sản phẩm từng ca, tiến tới trả lương theo lượng sản phẩm đã được đánh giá phân loại chất lượng, nâng cao thêm tinh thần trách nhiệm của từng tổ sx, phấn đấu làm ra sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, thuận lợi cho việc tiêu thụ

          Miền Bắc trở lại thời bình, khó khăn tiếp theo đến với XN chúng ta là nguồn nguyên liệu được các nước viện trợ cũng đến lúc họ ngừng, đường bột mỳ, hai nguyên liệu chính để sx bánh kẹo thiếu trầm trọng, tiêu chuẩn đường theo tem phiếu của nhân dân còn bị hạn chế.

          Nhiệm vụ đặt ra trước ban lãnh đạo XN thật nặng nề, duy trì sx đảm bảo đời sống CBCN, vừa xây dựng hoàn thiện cơ sở. Song hành cùng cả nước đang dốc sức thực hiện nhiệm vụ chiến lược, hàn gắn vết thương chiến tranh trên cả hai miền Nam miền Bắc. Kế hoạch cấp trên giao cho XN các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước. Lực lượng cung tiêu của XN luôn sát cánh cùng lãnh đạo công ty, đi khắp miền Bắc khai thác nguyên liệu, mua nguyên liệu, đổi nguyên liệu phù hợp cho sx bánh kẹo kem. CBCN khu vực sản xuất, ca nối ca nỗ lực sản xuất, và không ngừng cải tiến để có sản phẩm tiêu thụ tốt, trên cơ sở phát huy kinh nghiệm thợ lành nghề, và tích cực tạo điều kiện áp dụng những gì đã học được ở các đơn vị bạn .

          Phong trào thi đua do công đoàn phát động vẫn giữ được truyền thống các năm trước, được CBCN hưởng ứng nhiệt tình. Tinh thần phấn đấu xây dựng tổ đội LĐ XHCN và chiến sỹ thi đua trong CBCNVC rất mạnh mẽ. Từ 1973 đến 1975, liên tục mỗi năm XN có từ 5 tổ đội được bình xét, cấp trên tặng cờ công nhận tổ đội LĐ XHCN, và hàng chục chiến sỹ thi đua được công nhận.

          Đặc điểm nổi bật của XN là lực lượng lao động nữ chiếm trên 80%, nhiều việc nặng nhọc chị em đều có mặt đảm nhiệm (Đốt than, chọc lò, khuân vác nguyên liệu, nướng bánh, nấu kẹo ...) nhưng chị em đều hoàn thành suất sắc. Tổ đội lao động XHCN đa phần các tổ có 100% tổ viên là phụ nữ; trong số chiến sỹ thi đua, phụ nữ chiếm tỷ lệ 60 đến 70%

          KH các năm XN vẫn hoàn thành và hoàn thành suất sắc, đồng bộ các chỉ tiêu (....). Kẹo Sìu Châu, Kẹo lạc Vani, bánh nướng 0.5, kem que 1 / 6… đi vào người tiêu dùng Nam định như một dấu ấn khó quên, thương hiệu do khách hàng tự đặt “Bánh kẹo 1/6; Kem 1/6” để khỏi mua lầm, là niềm tự hào của CBCN XN

          Sang năm 1976, hình thành tỉnh Hà Nam Ninh, tất cả cơ cấu tổ chức CB của tỉnh đều thay đổi. Giai đoạn này đ/c GĐ Trần Ât sức khỏe có phần giảm sút, và cũng đã đến tuổi nghỉ chế độ. Cấp trên đã bổ nhiệm Ông Vũ Lâm về làm GĐ XN thay ông Trần Ât. Nhiệm vụ của XN không có gì thay đổi.

          Cũng trong giai đoạn đất nước mới thống nhất, Liên Xô, Trung Quốc tuyên bố Việt Nam hết chiến tranh nên không viện trợ nữa. Ngay sau đó lại xảy ra chiến tranh biên giới phía tây nam và chuẩn bị đối phó với chiến tranh biên giới phía bắc, nên các vật tư còn lại để dự trữ cho chiến tranh, nguồn nghuyên liệu sản xuất của xí nghiệp chủ yếu là bột mỳ, đường, bơ, sữa trước chỉ được cung cấp nhỏ giọt nay càng được cung cấp với một lượng hạn chế.

           Quyết sách lớn của ban GĐ mới nổi lên thời kỳ này là tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan lãnh đạo tỉnh và bộ trực tiếp là viện công nghiệp thực phẩm (Viện trưởng là ông Đặng Giá), quyết tâm đầu tư nhanh, lắp đặt dây truyền SX Nha khoai (Nguyên liệu chính là khoai sắn khai thác từ các vùng trong nước). Một sân phơi sắn khoai lát lớn được xây dựng cạnh phân xưởng.

          Hoàn thành xây dựng phân xưởng nha khoai, XN có bốn ngành SX

          - Ngành kem đá : Bà Mười phụ trách

          - Ngành bánh : Bà Nhung phụ trách

          - Ngành kẹo : Bà Hương phụ trách

          - Ngành Nha (Có sản phẩm là rượu trắng và rượu chanh): Ông Hồ phụ trách

  Sản phẩm chủ yếu là bánh quy. Dịp lễ tết sản xuất thêm kẹo lạc, bánh khảo... Nguồn nguyên vật liệu bao bì phục vụ cho sản xuất khai thác trong những năm này rất khó khăn “Công phu và nhọc nhằn”:

          Nhà nước định lượng mức nhân khẩu ăn bằng quy ra gạo và chất độn. Trong đó sắn lát cũng coi là lương thực quy đổi theo gạo. Sắn khai thác ở các vùng Tây nguyên là chính. Phương thức cung cấp : XN nhận chỉ tiêu sắn lát do bộ Lương thực thực phẩm phân phối. XN cử thay phiên cán bộ nhân viên cung tiêu vào Tây Nguyên mua và cho vận chuyển về. Sắn lát tập kết về được kiểm tra chất lượng, sau đó cho xay nghiền thành bột mịn, phối trộn với bột mỳ làm nguyên liệu sản xuất bánh quy đường vàng (Hoa Mai). Sơ bộ SX bánh quy bột sắn theo dây truyền công nghệ : Bột sắn + Một phần nhỏ bột mỳ + đường vàng + Thuốc nở, phối trộn với nước có định lượng, nhào trộn, sau đó chuyển sang máy nhào trục ngang, rồi định hình bằng khuôn chụp tay thủ công hoặc ép thanh qua máy định hình Rumani, chuyển vào lò nướng thành bánh quy (Gai hoặc các hình khác nhau)

 Nhà SX bánh ban đầu đặt ở cuối sát tường bao giáp khu dân, sau đó mở rộng chuyển lên cạnh nhà kem đá cạnh tường ngăn với bánh mỳ Ba Lan. Có hai lò nướng lớn. Sản phẩm ra hàng ngày khá lớn. Hai tổ Chi Nhung và Anh Đạt SX hai ca    

Cán bộ lãnh đạo sát cánh cùng anh em ban cung tiêu đã không quản ngại gian khổ khó khăn vào Tây Nguyên, lên vùng núi phía Tây Bắc... thu mua, xin cấp chỉ tiêu lương thực chuyển đổi sang nguyên liệu khoai sắn đem về phục vụ cho sản xuất nha. Nha ra đời là nguồn đường quan trọng để duy trì sản xuất kem, bánh kẹo. Công trình nha khoai của XN 1-6 là công trình được quan tâm thứ 2 trong cả nước để khắc phục tình trạng thiếu đường (nguyên liệu chính) cho sản xuất thực phẩm bánh kẹo đang trong giai đoạn bức xúc khó khăn nhất

  Phân xưởng Nha Khoai hoạt động khắc phục được vấn đề nguồn đường không có, kế hoạch XN được giao nhưng khôngđược cấp nguyên liệu (Đường thiếu trầm trọng), sản phẩm vẫn phải giao nộp đủ

Năm 1977 XN lắp đặt dây chuyền kẹo nhồi nhân Ba Lan. Quá trình lắp đặt nẩy sinh khá nhiều vấn đề kỹ thuật cần tháo gỡ, chuyên gia không có mặt và cũng không thể mời được, nhưng CBKT cơ khí, kết hợp với kỹ sư công nghệ đã tìm ra lời giải đúng và thực hiện thành công, đặc biệt giải quyết được một số sai sót trong chế tạo chi tiết máy của nước bạn, dây máy định hình kẹo hoạt động, sản phẩm kẹo cứng của XN được nâng cấp rõ rệt về chất lượng và số lượng, được khách hàng rất ưa chuộng, chỉ tiếc không có đủ đường SX.

Sau khi dây truyền máy kẹo Ba Lan đưa được vào vận hành, hai cán bộ kỹ thuật của XN, đã được hai lần các tỉnh bạn (Nghĩa Bình và Bình Trị Thiên) mời vào chuyên gia việc lắp đặt và vận hành lọai dây truyền kẹo nhồi nhân Ba lan kiểu như của XN đã lắp đặt

Dây kẹo cứng, chỉ chạy sản xuất kẹo vào các dịp tết nguyên đán hoặc trung thu; theo chỉ tiêu kế hoạch của ngành thương nghiệp tỉnh giao (Với đầy đủ nguyên liệu đã định mức); Cty công nghệ phẩm phân phối tiêu thụ sản phẩm

Sang năm 1979 tình hình nội bộ có khó khăn, đồng chí Vũ Lâm được điều đi xây dựng phòng tuyến biên giới phía bắc 3 tháng, do ảnh hưởng của sự kiện hoa kiều ở xí nghiệp, 1 cán bộ người Hoa bị bắt ( Phùng Chính Vằng ); một số cán bộ có liên đới bị nghi ngờ không yên tâm, công nhân hoang mang dao động, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ yếu kém, bộ máy điều hành sản xuất lỏng lẻo nên năm 1979 không hoàn thành kế hoạch (Đây là năm duy nhất không hoàn thành kế hoạch). KH....../TH.......

Vì nghĩa vụ và trách nhiệm của xí nghiệp đối với nhà nước vì cuộc sống của hơn 300 công nhân, lãnh đạo xí nghiệp đã cùng công nhân hạ quyết tâm tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn. Được sự ủng hộ quan tâm của tỉnh uỷ uỷ ban và các cơ quan trên bộ cụ thể là các đồng chí Phan Điền, bí thư tỉnh uỷ, Trần Đại Tần với các đồng chí Đặng Giá, Ngô Minh Loan, hoặc đồng chí Học- giám đốc nhà máy mì chính Việt Trì đã tạo điều kiện cấp cho XN một số lớn vật tư : bột đường bơ, v.v… Tự nhà máy còn cử người đi các tỉnh xa xôi phía Bắc, hoặc một số tỉnh ở phía Nam mua sắn về đổi cho lương thực lấy bột mỳ, thậm chí còn nhờ cả nhà máy đồ hộp cho vay đường, nhà máy thuốc lá Thăng Long xin nhượng lại PE, v.v…

Sau khi cân đối chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất bánh kẹo đã tạm ổn, lãnh đạo nhà máy hoạch định tiếp cho KH SXKD xa hơn là tìm đối tác gia công và đào tạo làm phồng tôm xuất khẩu.

Đến năm 1980, lãnh đạo XN sát nhập hai ngành bánh và kẹo, lấy tên chung là ngành Bánh kẹo giao cho đ/c Nguyễn Mai Thanh phụ trách

Năm 1980- 1981 tình hình sản xuất kinh doanh ổn định có xu hướng phát triển nhưng vai trò lãnh đạo của đảng và bộ máy điều hành thì chưa theo kịp tình hình. Bí thư Đảng chuyên trách thời kỳ này là Ông Nguyễn Quý Đường

Được sự quan tâm của tỉnh uỷ và thành uỷ Nam Định ngày 20/11/1981 tỉnh uỷ đã điều động đồng chí Trần Văn An nguyên uỷ viên ban thường vụ, phó chủ tịch thường trực UBND huyện Bình Lục về làm chuyên trách công tác Đảng thay cho đồng chí Nguyễn Quý Đường chuyển làm công tác khác, chức vụ bí thư xí nghiệp do đồng chí Vũ Lâm kiêm nhiệm. Sau đó thành uỷ đã bổ sung đồng chí Nguyễn Văn An và đồng chí Nguyễn Như Cúc vào ban chấp hành đảng uỷ (trước có 7, nay có 9 đồng chí).

Ngày 8/1/1982 ban chấp hành đảng uỷ mới đã họp phiên đầu tiên cử ra ban thường vụ gồm 3 đồng chí :

Đ/c Trần Văn An dược cử làm bí thư phụ trách công tác đảng và công tác cán bộ.

Đ/c Vũ Lâm phó bí thư phụ trách sản xuất kinh doanh và quản lý xí nghiệp.

Đ/c Chu Thị Minh thường vụ, thư ký công đoàn phụ trách công tác đoàn thể quần chúng và đời sống công nhân.

Sáu đồng chí đảng uỷ viên ban chấp hành khác vẫn theo sự phân công cũ tuy chưa hợp lý song phải chờ đại hội .

Tại cuộc họp này căn cứ vào tình hình cụ thể của xí nghiệp, đã quyết định cần thực hiện ngay 3 nhiệm vụ lớn:

Bằng mọi cách phải đẩy nhanh việc sản xuất kinh doanh theo phương hướng tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng, đầu tư thiết bị, thay đổi mẫu mã, nhãn mác các mặt hàng bánh kẹo truyền thống đáp ứng với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời qua giai đoạn thử nghiệm cần  tăng cường trang thiết bị, khắc phục những nhược điểm đang có để mở rộng mặt hàng phồng tôm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

 Phải nhanh chóng ổn định tình hình nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng bộ, xóa yếu kém vươn lên khá và trong sạch vững mạnh, sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ chủ chốt từ lãnh đạo xí nghiệp đến các phân xưởng và các tổ sản xuất.

Ổn định tình hình tư tưởng công nhân để mọi người nâng cao ý thức làm chủ, có trách nhiệm với công việc được giao.

Ba nhiệm vụ trên đã được triển khai khẩn trương và đồng thời.

A - Về công tác Đảng: Ngày 17,18 / 01/ 1982 đã mở hội nghị cán bộ (cả đảng viên và ngoài đảng) học tập bài viết của đồng chí Lê Đức Thọ uỷ viên bộ chính  trị, trưởng ban tổ chức trung ương về công tác cán bộ, sau đó tự mọi người kiểm điểm về ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ  luật, về đoàn kết nội bộ v.v…Hội nghị này đã thống nhất tạo nên sự nhất trí cao về phương hướng làm hàng xuất khẩu, cho phép đồng chí nào không tán thành thì cứ làm việc cũ.

Sau cuộc họp này đã kiến nghị với thành uỷ, đảng uỷ khối công nghiệp, ban tổ chức, kiểm tra tỉnh uỷ có kết luận lại xoá bỏ những nghi ngờ cũ, cấp thẻ đảng cho 2 phó giám đốc, nâng bậc lương và để các đồng chí về nghỉ chế độ,  kết luận những sai lầm của một phó giám đốc rồi cho chuyển công tác theo nguyện vọng

Khi cả ba phó giám đốc nghỉ chế độ, Đảng bộ đã thống nhất với chuyên môn đề nghị trên bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Mai Thanh làm phó giám đốc.

Tổ chức kết nạp 7 cán bộ công nhân vào Đảng (Chị Quýt, chị Mật, chị Chung, anh Phúc, anh Khởi, chị Liên, anh Thảo) lẽ ra những người này cần được kết nạp Đảng từ lâu, khai trừ một số Đảng viên thoái hoá biến chất ra khỏi Đảng (đồng chí Thuật).

Tháng 9/1982 theo sự chỉ đạo của thành uỷ đã tổ chức đại hội Đảng bộ sau nhiều năm không đại hội. Đaị hội này đã thống nhất lại tình hình và ra nghị quyết về nhiệm vụ chính trị, kiện toàn lại ban chấp hành Đảng uỷ 9 người theo cơ cấu Đảng cơ sở, giảm hành chính.

Sau mấy việc làm trên, năng lực và chất lượng lãnh đạo của Đảng bộ được tăng cường, cuối năm 1982 đã xoá được kém, từ năm 1983 đạt trong sạch vững mạnh.

B - Về mặt sản xuất kinh doanh, lúc đó xí nghiệp đang có các phân xưởng:

          a) Xưởng sản xuất nước đá kem que do đồng chí Phạm Đức Thành làm quản đốc,  chất lượng kem lúc này đã sản xuất bằng đường trắng ngon, sản lượng tăng, mỗi năm sản xuất được khoảng   cây, công nhân của xí nghiệp và nhân dân hàng trăm người từ ba giờ sáng đã nhận hàng đi bán thùng kem có chữ “Kem 1- 6”, được nhân dân cả thành thị và nông thôn mến mộ.

b) Phân xưởng bánh kẹo do đồng chí Nguyễn Mai Thanh làm quản đốc. Khi đ/c Thanh chuyển làm quản đốc phân xưởng phồng tôm xuất khẩu (1982) đ/c Quýt được cử làm quản đốc FX bánh kẹo. Sản phẩm gồm bánh quy chụp tay, bánh khảo, có lúc làm cả bánh mỳ và nhiều loại kẹo cứng, kẹo lạc, sừu châu, lạc xốp...

Các loại bánh kẹo chất lượng được cải tiến nhiều nhưng nhãn mác thì vẫn xấu, hộp toàn làm bằng các tông nhà máy giấy có hai đáy dán bằng hồ, nắp có dán lớp nhãn in phủ đi không đẹp, sau này tất  cả các loại hộp đều được thay thế hộp các tông trắng có in nhãn nhiều màu

          d) Phân xưởng phồng tôm đang ở giai đoạn thử nghiệm sản lượng chưa nhiều, bánh còn đen, rạn nứt, giai đoạn này đã được mở  rộng thêm, tăng cường các biện pháp kĩ thuật và cán bộ lãnh đạo (Đ/c Thanh quản đốc) các nhược điểm đã được  khắc phục ; cuối năm 1982 đã xuất khẩu được lô hàng đầu tiên đi Mông Cổ và sau đó xuất đi các nước Đông Âu khác nhưng sản lượng không nhiều, hàng năm khoảng …..  tấn.

          e) Phân xưởng cơ khí do đồng chí Trần Lê Đức làm quản đốc phân xưởng này có nhiệm vụ sản xuất khuôn kem, sửa chữa các thiết bị, quản lý các lưới diện, nồi hơi. Khi có phân xưởng kẹo lạc bọc đường thì phân xưởng này làm thêm cả nhiệm vụ chế tạo trục quay từ các pong xe tải cũ  cho các máy quay kẹo.

          Ngoài các đơn vị SX ,còn có một bộ phận phục vụ SX, trực thuộc phụ trách của ban quản đốc bánh kẹo (Nắm than đốt lò.....)

Toàn  bộ nhà xưởng của NM  thời kỳ này đều là nhà cấp bốn hoặc nhà tôn , năm 1989 xây được ba gian nhà giới thiệu và bán sản phẩm mái bằng. Đây là gian nhà mái bằng đầu tiên của xí nghiệp (cửa hàng số 6 hiện nay).

Trong khi đang làm phồng tôm xuất khẩu, ban giám đốc triển khai tiếp cho viết “Nhiệm vụ thiết kế” mở thêm phân xưởng SX kẹo lạc bọc đường xuất khẩu, được cấp trên phê duyệt xí nghiệp nhanh chóng đầu tư, trang bị máy móc thiết bị và tổ chức lao động, thành lập xưởng SX kẹo lạc bọc đường XK do đồng chí Hoàng Minh Đức làm quản đốc, thực hành công nghệ trên cơ sở vừa học vừa làm là chính. Mặt hàng này làm gia công cho VINALIMEX. SX kẹo lạc bọc đường XK có lợi là đường, bao bì, nhãn hộp đều đo VINALIMEX cấp theo  định mức, thị trường tiêu thụ do VINALIMEX chịu trách nhiệm. NM chỉ lo mua lạc và sản xuất. Lạc địa phương trồng trọt nhiều, số lượng lớn dễ thu mua. SX kẹo  lạc bọc đường còn có lợi thế thứ  hai là nếu tiêu thụ được số lượng lớn sẽ thu hút được nhiều nhân lực. Trang thiết bị phục vụ SX đơn giản. Nồi quay gia công ở cơ sở đúc đồng Ý Yên, còn trục quay thì phân xưởng cơ khí của NM làm được.

Tuy nhiên làm lạc bọc đường cũng có cái khó về mặt công nghệ là, yêu cầu viên kẹo phải nhẵn, trắng, kinh nghiệm chúng ta còn thiếu nên cũng phải tìm chuyên gia (Cụ Sáng ở An Ninh Bình Lục đã giúp NM). Mặt hàng  đã sản xuất được mỗi năm….tấn...... Thời gian này SX bánh phồng tôm hiệu quả kém, lãnh đạo nhà máy đã quyết định cho ngừng hẳn, tập trung tiềm lực vào SX kẹo lạc bọc đường XK

Sơ bộ dây chuyền kỹ thuật SX kẹo lạc bọc đường : Lạc củ – Gia công bóc lấy nhân (hoặc mua lạc nhân) --- chọn sàng lấy hạt mẩy đồng đều, không tróc vỏ, khô, độ ẩm dưới 7% ----Rang bằng thiết bị quay (Tay hoặc động cơ) ---- còn nóng cho sang chum đồng quay đều trên bếp than ----- Siro đường gần bão hoà vừa nấu xong, dội từ từ vào chum có lạc đang quay gia nhiệt . Siro cũng được gia nhiệt sẽ bay hơi tiếp, đừơng được kết tinh nhỏ như bột bám quanh hạt lạc rang, to dần thành viên kẹo. Kẹo lạc bọc đường ra khỏi chum quay được sấy tiếp trong buồng có gia nhiệt bằng điện qua hệ thống dây mayxo, sau 9 đến 13 giờ, viên kẹo khô bóng có độ giòn tiêu chuẩn, lô kẹo sấy lấy ra chọn loại những viên không đảm bảo chất lượng. Kẹo lạc bọc đường đóng gói bằng túi có in hình con chim xanh (100g/một túi), bao bì hộp catton theo lô, đai nẹp chặt, đóng thùng gỗ bán xuất khẩu.

Kẹo lạc bọc đường XK của nhà máy TPCN Nam Hà đã được tiêu thụ tại Liên Xô (cũ), Rumani, Mông cổ, Ba Lan....

Có đội ngũ thợ cơ khí tương đối mạnh, quá trình dựng nên dây chuyền SX kẹo lạc bọc đường XK, và duy trì hoạt động một số năm. PX cơ khí của nhà máy có thể gia công được thiết bị SX loại kẹo này, tương đối thành thạo và có thể tham gia vào KD chế tạo. Vào thời điểm này một số tỉnh bạn cũng có nhu cầu SX kẹo lạc bọc đường. Nhà máy đã nhận lời chuyển giao công nghệ cho một số XN theo cơ chế, bán thiết bị quay kẹo cho bạn và hướng dẫn SX : XN cồn rượu, xì dầu Khánh Cư Ninh Bình; XN ép dầu phủ Lý; XN chế biến thực phẩm thị xã Hưng Yên; XN chế biến thực phẩm XK Đồng Nai và một cơ sở tư nhân người Hoa ở phường Tân Quang – Thị xã Biên Hoà

Bên cạnh SX kẹo lạc bọc đường, nhà máy cho thử nghiệm và mời chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật SX kẹo vừng thanh xuất khẩu, loại sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu. Nhà máy đã thực hiện tốt và nhanh việc triển khai thành lập dây chuyền SX mặt hàng này và XK có hiệu quả với sản lượng hàng trăm tấn / năm

Công nghệ SX kẹo vừng thanh có thể tóm tắt : Vừng rang sát vỏ (Mầu sáng trắng); kẹo nấu có độ xốp cao (Tạo bằng caramen đảo trộn với lòng tắng trứng đánh trong máy đến xốp trắng nhẹ – nổi trong nước) . Khối kẹo xốp được nấu làm “Mồi” trước, sau đó chia phần để nấu kẹo vừng. Kẹo nấu được đánh với mồi xốp, tiếp theo vào vừng rang, đảo nhanh, đều , đổ ra tựa cán sơ bộ bằng thủ công, trong khuôn thước định lượng, sau đó cắt bằng máy chạy hai chiều, cắt kẹo thành từng thanh (Dài 10cm, rộng 2cm, dầy 0,7cm. Thanh kẹo đóng gói bằng hai lớp, một lớp PE và một lớp nhãn hiệu Vinalimex, KẸO VỪNG

Sản xuất được kẹo vừng thanh, là tiền đề nhà máy sản xuất được các loại kẹo mềm có chất lượng cao, kẹo sữa, kẹo mềm hoa quả, kẹo càfê... Riêng kẹo Cafe còn được tham gia xuất khẩu

Kẹo Vừng thanh xuất khẩu của nhà máy cũng rất ăn khách, nhất là các nước châu Âu

Làm được hàng xuất khẩu đem lại cho nhà máy lợi ích kinh tế rất đáng khích lệ. Mọi người được chia vải thưởng của ngoại thương, tích luỹ của nhà máy đạt mức đỉnh cao (So thời bấy giờ – Giá trị tổng sản lượng thực hiện 160 đến 200 triệu đ / năm vào trong các năm 1987 – 1988) Không khí làm việc phấn chấn, đời sống được cải thiện

Để phục vụ cho sản xuất, việc khai thác vật tư, nguyên liệu được giám đốc chỉ đạo rất sát sao, chặt chẽ. Cán bộ vật tư được tăng thêm. Địa bàn được mở rộng ở  cả trong Nam, ngoài Bắc. Khai thác đủ các loại vật  tư. Thứ gì phục vụ cho sẩn xuất của xí nghiệp, cho đời sống của công nhân thì để lại, thứ gì không phù hợp thì đổi cho đơn vị khác lấy thứ mình cần.

Có thể nói suốt thời gian dài từ 1983 đến năm 1988 việc khai thác vận chuyển vật tư về, chở hàng đi xuất ở xí nghiệp, nhà máy như một chiến dịch. Các toa tàu, đoàn xe vận chuyển đường, bột, nhãn hộp từ trong Nam ra. Từng đoàn xe trở lạc Javen, bột đường từ miền Bắc về rồi trở hàng ra cảng Hải Phòng để xuất thật nhộn nhịp.

Thời kì này đo nguyên liệu đầy đủ, chất lượng , mẫu mã hàng cải tiến có tín nhiệm, khách mua xa gần đến mua hàng ngày càng đông nhất là vào dịp lễ tết nên doanh số năm sau đều cao hơn năm trước. Ví dụ năm 1983 sản lượng sản xuất....  tấn, doanh số..... Đến năm 1986, sản lượng……. tấn, doanh số…..  Năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.

Lực lượng lãnh đạo cần tăng cường, đáp ứng đề nghị của NM đ/c Trương Thị Quýt đã được đề bạt làm phó giám đốc (Tháng 10 năm 1986)

Khi sản xuất đã phát triển mạnh theo chiều thuận lợi, vấn đề đặt ra là cần tăng cường công tác quản lý, chủ chương này đã được UBND Tỉnh đã có nghị quyết từ lâu nhưng chưa có xí nghiệp nào thực hiện. Theo đề nghị của giám đốc Đảng uỷ nhất trí và ra nghị quyết cho các chi bộ phải lãnh đạo thực hiện chỉ đạo của giám đốc công tác quản lí theo hai bước:

Bước 1: Tiến hành khoán sản phẩm đến tận tổ sản xuất, tổ lĩnh vật tư theo định mức về số lượng, chất lượng, giao nộp lại sản phẩm nếu vượt mức thì được thưởng, nếu hạ mức thì bồi thường trừ vào lương.

Bước 2: Khoán gọn quỹ lương cho phân xưởng (trừ khi công việc không ổn định thì không được nhận khoán). Khi làm ban đầu có cán bộ nói bây giờ coi phân xưởng là một xí nghiệp con mọi vấn đề đều đổ lên đầu quản đốc nhưng qua làm thử thấy việc làm này tuy khó, các cán bộ và công nhân đều phải nêu cao trách nhiệm, nhưng sau khi làm thì thấy có lợi được mọi người đồng tình.

Tiến hành khoán gọn quỹ lương là một điển hình tốt nên được nhiều xí nghiệp đến nghiên cứu học tập.Ty công nghiệp cũng mở hội nghị nhân rộng ra các xí nghiệp trong nghành. UBND Tỉnh cũng mở hội nghị đến các huyện và các Sở để nghe về cách làm của một xí nghiệp và áp dụng ở đơn vị mình.

C - Về phía công đoàn cũng kịp thời phát động các phong trào thi đua tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Tiến hành cuộc vận động nữ công nhân khám phụ khoa, vận động các chị em trong độ  tuổi sinh đẻ đặt vòng tránh thai, có chế độ bồi dưỡng cho chị em đặt vòng và kế hoạch hoá gia đình. Nhận khoán với công đoàn thành phố về chỉ tiêu quỹ bảo hiểm 3,7%. Từ các phong trào này mà công nhân nghỉ tự do giảm hẳn.

Để động viên các việc làm tốt và có hiệu quả của công đoàn, giám đốc cũng thưởng trách nhiệm cho cán bộ công đoàn như cán bộ chuyên môn (Từ tổ trưởng trở lên).

Giám đốc còn giao cho công đoàn nhận và phân phối công bằng cho cácc cán bộ công nhân việc dán hộp, bóc lạc, nhờ hai việc này mà  nhiều gia đình có công ăn việc làm cho các cháu có thu nhập khá hơn.

Công đoàn còn đề nghị chuyên môn ứng trước cho một khoản tiền thưởng cuối năm và bán cho một số phế liệu , công đoàn giao cho các phân xưởng và các phòng ban chuyên môn tự gia công lợn để đến Tết chia cho anh chị em theo tiêu chuẩn thi đua, nhờ vậy Tết nào cán bộ công nhân đều được chia thịt lợn.

Khi đoàn thanh niên đã được kiện toàn về tổ chức, giám đốc đã tạo điều kiện dành cho thời gian và kinh phí để cho đoàn hoạt động, giám đốc còn mua sắm nhạc cụ cho đội văn nghệ hoạt động, tổ chức đội bóng đá mini thi đấu với các đơn vị bạn.

Đơn vị tự vệ của nhà máy hàng năm đều có huấn luyện quân sự, tham gia bắn đạn thật, luôn luôn là đơn vị xuất sắc.

Có thể nói mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xí nghiệp, các hoạt động của các tổ chức chính trị từ năm 1983 trở đi là một thể thống nhất, là đơn vị mạnh toàn diện.

 - Nhà máy liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch, doanh số năm sau cao hơn năm trước, tích luỹ khá hơn, lương thưởng của công nhân vượt mức.

Đảng bộ năm 1982 đã xoá được diện kém, từ năm 1983 trở đi đều là đơn vị trong sạch vững mạnh, nhiều việc được Thành uỷ, Tỉnh uỷ giao cho làm thí điểm.

Ngày 12 tháng 6 năm 1985, XNTP 1/6 được đổi tên thành NM TPCN Hà Nam Ninh (Quyết định số 746/QĐ-UB) của UBND tỉnh HNN và được xếp hạng 4. Cũng trong năm 1985, NM chúng ta vinh dự được cử một nhóm CBKT và công nhân (Gồm đ/c Khải trưởng ban kỹ thuật, đ/c Trần Văn Hiến công nhân , đ/c Lưu thanh Sơn công nhân) kèm theo trang bị kỹ thuật tự tạo, tham gia đoàn chuyên gia công nghiệp của tỉnh Hà Nam Ninh sang viện trợ và chuyên gia kỹ thuật SX bánh kẹo cho tỉnh kết nghĩa UDOMXAY (Cộng hoà DCND Lào), đ/c Khải được cử làm phó đoàn chuyên gia

Công đoàn, đoàn thanh niên luôn là đơn vị tiên tiến xuất sắc

Tự vệ là đơn vị quyết thắng.

Những việc làm tốt của nhà máy được cấp trên đánh giá cao. Từ đó vị thế của nhà máy được nâng lên, các đơn vị đầu tư như tài chính, ngân hàng, các đơn vị gia công cũng không ngần ngại quan hệ với nhà máy.

Vinh dự lớn nhất cho nhà máy năm 1984 được chính phủ tặng bằng khen, năm 1985 được tặng huân chương lao động hạng ba, các đồng chí Vũ Lâm, Nguyễn Mai Thanh, Trương Thị Quýt được nhận bằng lao động sáng tạo

Đồng chí Vũ Lâm năm 1987 được tặng huân chương lao động hạng ba.

phần IV - Giai đoạn 1987  -  2008

HOẠT ĐỘNG SXKD TRONG ĐIỀU KIỆN CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG; MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP

Ông Vũ Lâm được nhà nước cho nghỉ chế độ tháng 10 năm 1989. Ông Nguyễn Mai Thanh, nguyên phó giám đốc nhà máy Thực phẩm công nghiệp Hà Nam Ninh từ tháng 6 năm 1983, được bổ nhiệm Giám đốc nhà máy kế tục công việc của ông Vũ Lâm.

Lãnh đạo và các phòng quản lý của nhà máy lúc này có :

Ban giám đốc :

+ Ông Nguyễn Mai Thanh : Giám đốc

+ Bà Trương thị Quýt : Phó giám đốc

2-  Đảng và các đoàn thể :

+ Bí thư đảng uỷ : Ông Nguyễn Như Cúc

+ Thư ký công đoàn : Bà Chu Thị Minh

+ Bí thư đoàn thanh niên : Nguyễn Văn Định

 3- Các phòng ban chuyên môn :

+ Phòng hành chính tổ chức

+ Phòng kế toán tài vụ

+ Phòng cung tiêu

+ Phòng kế hoạch

+ Phòng kỹ thuật – KCS

4-  Sản phẩm gồm có :

+ Bánh phồng tôm XK

+ Kẹo lạc bọc đường XK

+ Kẹo vừng thanh XK

+ Rượu Mơ XK

+ Kẹo Cafe  XK

+ Và một số các sản phẩm nội địa khác

+ vào các dịp lễ tết có các sản phẩm truyền thống bánh, mứt kẹo (Kẹo lạc vani, kẹo Sìu Châu, Mứt thập cẩm đòng hộp, kẹo xốp lạc, bánh kem xốp …)

Khách hàng mua sản phẩm XK có : Liên xô, Mông cổ, Tiệp khắc, Ba lan, Đông Đức, Rumani, Hunggari…

Đến các năm 1989 – 1990 Liên Xô và một loạt các nước Đông Âu thay đổi thể chế chính trị, thị trường kẹo lạc bọc đường và kẹo vừng thanh mất hẳn,

Tình hình cả nước ta giai đoạn này cơ chế đổi mới đang được triển khai mạnh, chấm dứt hẳn chế độ bao cấp, thực hiện cơ chế thị trường, tất cả các DN tự sản tự tiêu, độc lập hạch toán, tự trang trải, tìm cách tồn tại đứng vững và đi lên…

Tuy nhiên SXKD của DN chúng ta chưa đến mức báo động, được sự tạo điều kiện của cấp trên, sự linh hoạt của lãnh đạo NM, tinh thần lao động hết mình của CBCN tranh thủ mọi thời cơ để đảm bảo SX, làm ra sản phẩm tốt nhất (Đặc biệt những sản phẩm xuất khẩu). Kết quả rất đáng phấn khởi, năm 1989, phấn đấu với tinh thần “Kỷ niệm 30 năm thành lập NM (1959 – 1989), NM tổ chức tháng 1 năm 1989; chúng ta đã hoàn thành KH năm với những con số rất đẹp. Báo cáo thi đua năm 1989 lãnh đạo NM đã tổng kết:

Giá trị tổng sản lượng vượt mức KH (24.648.000, / KH 14.186.380,)

Giá tri xuất khẩu 19.237.530,

Thu nhập bình quân 35.000,đ / 1 người/1 tháng

Bình xét được duyệt : 15 chiến sỹ thi đua cấp nhà máy; 06 tổ đội lao động XHCN; 01 CSTĐ cấp sở; 01 CSTĐ cấp bộ

Năm 1990 trước tình hình kinh tế XH biến động nhanh & găy gắt, khó lường khiến cho ban giám đốc có phần lúng túng trong việc tìm giải pháp khẩn cấp đảm bảo công ăn việc làm cho NM

Khó khăn lớn của nhà máy giai đoạn này là tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm để duy trì SX. Lãnh đạo nhà máy rất trăn trở, tìm các cách tháo gỡ. Trong lúc khó khăn, giữ được sự vững vàng để tránh sai lầm là điều luôn được ban GĐ thường trực trong tư duy, cho nên đã tránh được những điều kiện của khách mua hàng đưa ra như gửi giá cao để hưởng riêng, hoặc không rơi vào trào lưu vay thóc dự trữ B01.. khi ấy là vấn đề thời sự. Sự bươn trải thật vất vả, có lúc chỉ bán một lần được 3 tấn kẹo cà fe ,cũng phải chạy vạy và mang ơn người giúp đỡ (Bà Yến Hồng ở Vinanimex Hải phàng).

Thiếu việc, chờ việc đã trở thành vấn đề thời sự trong DN. Thực tế qua báo cáo cuối năm 1990, đã là những con số đáng lo lắng :

+ Thiếu việc làm trên 50%

+ Cả năm tính dồn SX được 4 tháng

+ Cố gắng giữ khách hàng, dù SX có bị lỗ vốn

+ Thu nhập bình quân còn có 25.000,đ / 1 người/1 tháng

+ Bình quân có 90 lao động đi làm một tháng – còn lại 190  lao động chờ việc

Ba năm 1991 – 1993 tiếp theo ghi nhận nhiều thử thách đè nặng lên vai lãnh đạo NM và toàn thể CBCN XN (Còn, mất doanh nghiệp trong danh sách ngành công nghiệp địa phương là giai đoạn này), thiếu việc làm triền miên (Cả năm có 2 tháng SX vào các dịp phục vụ lễ tết). Thờigian còn lại trong năm phải tìm kiếm đủ các cách để đảm bảo cuộc sống ăn đong : Bóc lạc thuê cho ngoại thương; trần chăn bông thuê cho XN bông sợi tái sinh; đan len gia công (Chỉ được việc cho một số người biết làm); khai thác nguyên liệu về bán buôn kiếm chút lợi nhuận (Chủ yếu là đường các loại), có thời kỳ thu mua lạc củ về tự bóc đóng xuất khẩu được ba bốn chuyến thì ngừng…Bộ phận kỹ thuật tìm hiểu công nghệ làm giấy tinh bột (Giấy ăn liền gói kẹo) triển khai sản xuất bán cho các nhà máy bánh kẹo Hải Hà, Hải châu, và một số cơ sở SX kẹo dừa ở miền Nam… Giải quyết được việc làm cho một bộ phận khoảng 35 lao động theo một dây chuyền SX 100% thủ công, năng suất rất thấp, thu nhập bấp bênh.

Năm 1991 Bà Chu thị Minh được nghỉ chế độ, cán bộ công đoàn do cán bộ NM được đoàn viên tín nhiệm bầu vào BCH CĐ cơ sở phân công kiêm nhiệm, đ/c Nguyễn Văn Định được bầu làm chủ tịch công đoàn từ nhiệm kỳ này, và liên tục được tín nhiệm cho đến nay

Lãnh đạo tư tưởng giai đoạn này có thể nói là cực kỳ khó khăn, làm sao duy trì được phong trào thi đua khắc phục khó khăn khi việc làm không có ?, Làm sao uốn nắn được những diễn biến lệch lạc về thái độ tác phong của CN, thể hiện qua các phát ngôn tiêu cực, ý thức lao động không lành mạnh ? là những câu hỏi không dễ tìm ngay được lời giải đáp phù hợp

Nhiều CBCN trước tình cảnh khó đảm bảo công ăn việc làm của NM đã xin về nghỉ hưu hoặc mất sức sớm, hoặc xin chuyển sang cơ sở khác

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, phần lớn CBCN chúng ta rất kiên trì chịu đựng, thể hiện sự hiểu biết hiện trạng sâu sắc, bám trụ NM, dù phải đến không việc lại ra về, hoặc thường trực theo trách nhiệm được phân công, tiếp nhận một mức lương bấp bênh hạn chế; không một chút phàn nàn, tin tưởng ở sự tháo gỡ của cấp trên, sự lo lắng của lãnh đạo NM

Bên cạnh chúng ta lúc bấy giờ, XN Sông đào trực thuộc Cty công nghệ phẩm (Ty thương nghiệp) cũng đang làm thủ tục giải thể; một số XN thực phẩm cấp huyện đã ngừng hoạt động (Thực phẩm Bắc sơn, Xì dầu Ý Yên, Thực phẩm Xuân Thuỷ...)

Năm 1993, ban kãnh đạo NM tiếp thu được gợi ý sản xuất bia (Một loại đồ uống lúc đó còn là thứ ẩm thực quý hiếm). Thông qua các điều kiện chấp mối, kết hợp với việc tìm hiểu tiêu thụ sản phẩm đã quen nghề (Kẹo XK, rượu Mơ XK), đồng thời thực hiện tư tưởng chỉ đạo mạnh dạn, với ý thức có thể phải dũng cảm (Có phần liều lĩnh trong làm ăn vì sự sống còn của NM “Giải thể hoặc tìm mọi cách để tồn tại, đứng vững tiếp tục đi lên”);

Được tỉnh tạo điều kiện, lãnh đạo NM và một vài CB chuyên môn đã có một số chuyến đi tham quan tìm hiểu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm ở nước ngoài (Tiệp Khắc, Liên Xô cũ, Lào, Đan Mạch…) Cuối cùng ban lãnh đạo NM rút ra kết luận nên đi vào công nghệ sản xuất Bia (Sản phẩm đã có từ thế kỷ thứ 17, nhiều nước đã đầu tư thành lập nhà máy SX bia và tồn tại lâu dài). Sau khi xem xet truyền thống làm Bia của một số quốc gia, lãnh đạo NM đã chọn được một đối tác phù hợp để tiếp nhận chuyển giao thiết bị và công nghệ sản xuất Bia đó là Vương quốc Đan Mạch

Quyết định đầu tư công nghệ và thiết bị nhập ngoại trong bối cảnh vốn liếng của chúng ta không có gì đáng kể, nhà xưởng thuộc loại nhà tạm, mặt bằng có một sân gạch lớn dùng để phơi nguyên liệu khoai sắn trước đây, cỏ đã “lấn chiếm” mầu sân… máy công cụ đồ nghề thô sơ rẻ tiền, hết việc làm trông không khác gì một khối sắt vụn. Lãnh đạo nhà máy vẫn mạnh dạn làm dự án đầu tư với vốn vay 100%, đảm bảo với cấp trên chỉ bằng tư cách “Người cộng sản”.

Được sự ủng hộ của lãnh đạo Tỉnh Nam Hà (Trực tiếp là ông Đặng Khôi – Chủ tịch tỉnh, Ông Nguyễn Thế Khanh – Giám đốc sở tài chính; Cty xuất nhập khẩu máy móc thiết bị toàn bộ – Trực tiếp là ông Lê Vương Nghiệp; Các ngân hàng đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn…trong tỉnh và trung ương – Tạo điều kiện và cho vay vốn ban đầu có ưu dãi về thế chấp. Với vốn vay 3,7 triệu USD và 6tỷ VNĐ NM chúng ta có căn cứ khả thi thực hiện  dự án, ký HĐ mua máy móc thiết bị đồng bộ và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất bia của VQ Đan Mạch. LC được mở, chúng ta chính thức bước vào chiến dịch dựng nghề làm bia để mở mang cơ nghiệp .

Lập dự án và tạo cơ hội khả thi cho dự án trên là một quyết tâm mạnh dạn và sáng suốt của lãnh đaọ nhà máy thể hiện ở chỗ đã phân tích đúng tình hình thị trường và tiêu thụ sản phẩm bia trên địa bàn tỉnh Nam Hà bấy giờ : đã có bia Ba Lan (Thiết bị nội) đi vào sản xuất, một số cơ sở nhỏ lẻ, và bia Trung Quốc tràn ngập thị trường; NM ta có làm bia phải chọn công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt vượt trội, cho nên cần phải chọn thiết bị và công nghệ nhập ngoại, của một quốc gia được nhiều nơi biết đến là VQ Đan Mạch.

Mặt bằng chúng ta được tỉnh cho nhận toàn bộ tài sản trên mặt đất của xí nghiệp Sông Đào – Giải thể, với nội dung bổ xung vốn bằng tài sản cố định (Trị giá trên một tỷ đồng) để triển khai công nghệ sản xuất bia nhập ngoại.

Bằng những biện pháp tích cực, đúng nguyên tắc, kết hợp với cách làm việc linh hoạt, khéo léo, lãnh đạo NM đã tổ chức tiếp nhận cơ sở vật chất nhà cửa, mặt bằng của XN Sông đào, hoàn tất, tránh được những va chạm đáng tiếc, phức tạp.

Tạo được cơ hội ban đầu, chọn được đối tác, ký được HĐ với đối tác, chưa phải đã hết mối lo cho lãnh đạo NM, bởi lẽ trong bối cảnh rối ren của các nước đông Âu, tranh tối tranh sáng, cơ chế mở cửa chưa thật thông thoáng liệu có bị lừa dối không ? Bên cạnh đó lòng tin vào đường hướng làm ăn mới của lãnh đạo NM trong CBCN chưa thật vững chắc, bàn tán đàm tiếu, nghi hoặc còn tiềm ẩn trong tư duy một bộ phận (Tuy không nhiều)

Trong khi chờ đợi máy móc thiết bị đang trên đường vận chuyển sang, lãnh đạo NM triển khai vừa tiến hành XD cơ bản nhà xưởng (HĐ với Cty xây lắp công nghiệp), vừa cho CBCN đi tham quan các nhà máy bia có quy mô tương tự và cùng nước SX (Đan Mạch) đã có ở TF Vinh Nghệ An, HALIDA Hà Nội, để chuẩn bị chọn thuê đơn vị giúp cho việc lắp đặt khi máy móc tập kết về.

Đồng thời với công tác lo chuẩn bị cơ sở vật chất, lãnh đạo nhà máy còn chú trọng vấn đề chuẩn bị nhân lực có đủ trình độ quản lý vận hành hệ thống thiết bị máy móc hiện đại sẽ có, trong giai đoạn này, đã tuyển chọn được các kỹ sư, cơ nhiệt ,điện ,lạnh qua thực tế thể hiện là những CB kỹ thuật có năng lực khá về kiến thức và tay nghề vững. Đội ngũ CB kỹ thuật công nghệ được đào tạo từ nguồn đã có, với học vấn Đại học hoá thực phẩm Bách khoa, anh chị em này đã nắm bắt nhanh chóng kỹ thuật sản xuất bia. Nghĩa là ngay từ ban đầu chúng ta đã hội đủ các yếu tố để có thể sẵn sàng tiếp nhận một dây truyền sản xuất bia có trình độ công nghệ và thiết bị máy móc hiện đại, tầm cỡ tiên tiến của thế giới

Chờ đợi máy móc tập kết về cũng là điều đáng nói, đã đôi lần sai hẹn, sự nóng lòng của ban GĐ đã vậy lại còn bị phiền phức bởi sự thăm hỏi đáng nghĩ ngợi của cơ quan kiểm soát kinh tế. Tưởng tháng 4 / 1993, rồi tháng 6/1993 hàng chưa nhập về, mãi đến 15 tháng 12 năm 1993 các conteno chứa máy móc thiết bị mới về đến nơi, ban lãnh đạo NM mới bình ổn nhịp tim trở lại. Kế hoạch đưa máy vào vị trí được triển khai ngay sau đó. Chúng ta đã thuê đội CN nhà máy Bia VIDA (TF Vinh) lắp đặt toàn bộ gian nấu bia (HĐ 40 triệu đồng tiền công);  Cty điện lạnh Việt Nam, HĐ lắp đặt hệ thống máy lạnh; Điện ánh sáng HĐ CB trường Cao đẳng KTKT 1 lắp đặt….Quý 3 năm 1994 cơ bản hoàn thành việc dàn dựng dây chuyền SX Bia theo công nghệ Đan Mạch, chuyên gia bắt đầu kiểm tra đông bộ, toàn hệ thống.

Chuẩn bị cho việc tiếp thu vận hành dây chuyền SX do chuyên gia chuyển giao, NM đã mời thầy Hoà (CB giảng dậy khoa hoá thực phẩm ĐHBK Hà Nội) về giảng tại Cty. Lớp học gồm toàn thể các kỹ sư, các kỹ thuật viên trung cấp của Cty. Kết thúc lớp đào tạo cấp tốc; công việc kiểm tra đồng bộ lắp đặt dây chuyền SX cũng xong; chuyên gia công nghệ có mặt đúng kế hoạch đã định để thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật vận hành máy móc thiết bị và công nghệ SX cho đội ngũ kỹ thuật, công nhân đã được tổ chức chọn lựa, có ý thức tốt và học vấn từ tôt nghiệp trung học đến tốt nghiệp đại học. Vừa học vừa làm, CBCN của nhà máy đã tiếp thu khá tốt sự chuyển giao kỹ thuật của chuyên gia; chúng ta rất cảm ơn nước bạn đối tác đã cử chuyên gia giỏi và có tính cách làm việc tận tuỵ, mạnh dạn đôn đôc chỉ huy người tham gia học một cách cứng rắn, nghiêm túc. Hình ảnh ông Horst (Chuyên gia công nghệ); ông Fred (Chuyên gia lắp máy và đồng bộ thiết bị máy móc), làm những người học trò của hai ông, không ai có thể quên được.

Đón xuân 1995, chúng ta đã không nghỉ tết, bởi công việc bề bộn nhưng hấp dẫn đang chờ đợi từng ngày từng giờ, và rồi đúng là “Ngày xuân con én đưa thoi”, ngày 9 tháng 3 /1995 đáng ghi nhớ năm ấy, đáp lại mong đợi của toàn thể chúng ta, những người trong cuộc, các đ/c lãnh đạo cấp trên, các sở ban ngành ở trung ương và trong tỉnh, hết lòng ủng hộ chúng ta; mẻ nấu bia đầu tiên được thực hiện, đúng quy trình kỹ thuật, chiều ngày 24 /3 /1995 tank bia đầu tiên được lọc và sáng ngày 28 tháng 3 năm 1995, những chai bia đầu tiên mang nhãn hiệu hữu nghị Nam Định + Đan Mạch được gọi tắt là NADA đã xuất xưởng chào mừng những chủ nhân công trình và người tiêu dùng Thành Nam. Nhà máy bia NADA công suất 3 triệu lit / năm chính thức khởi động từ đó, mở đầu cho sự vươn mình đầy hứa hẹn của nhà máy Thực phẩm công nghiệp Nam Định

Cũng trong năm 1995 xem xét toàn diện nhà máy đã có những đổi mới mạnh mẽ, từ một cơ sở SX bánh kẹo máy móc thiết bị thô sơ, vận hành bán thủ công, sản phẩm không tập trung tiêu thụ bị động…; tiến tới NM có dây chuyền SX hiện đại, công nghệ tiên tiến tầm cỡ quốc tế…trên cơ sở đó việc quan hệ đối nội, đối ngoại cũng sẽ được mở rộng hơn, để phù hợp với tính chất của thời kỳ mở cửa và hội nhập, NM cần thiết phải thay đổi quy mô quản lý, mang tên công ty. Đề nghị của lãnh đạo trình cấp trên đã được phê duyệt và ngày 13 tháng 12 năm 1995 nhà máy Thực Phẩm Công Nghiệp  đã được đổi tên thành Cty Thực Phẩm Công Nghiệp Nam Định theo quyết định số 1449 / QĐUB. Ông Nguyễn Mai Thanh làm giám đốc, bà Trương thị Quýt là phó GĐ

Đúng là “vạn sự khởi đầu nan” làm bia đâu có dễ, chúng ta còn thiếu bề dầy kinh nghiệm, chưa thể tự điều chỉnh được công nghệ, chúng ta cho ra sản phẩm đúng như chuyên gia Đan Mạch hướng dẫn, tất nhiên đó là bia chỉ hợp khẩu vị người Bắc Âu (Độ cồn cao, uống chóng thấy say, và có thể gây “đau đầu”…) Về quy mô đây là dây chuyển hiện đại, sản xuất bia chai là chính (90% công suất), trong khi đó với đặc điểm khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của ta, ở thời kỳ này bia tiêu dùng chủ yếu là bia hơi.

Cho nên song song với phân xưởng sản xuất bia chai NADA, lãnh đạo nhà máy đã tiến hành lập ngay dự án đầu tư lắp ráp dây chuyền bia hơi (Thiết bị của Cty Đại học Bách khoa chế tạo và lắp đặt) Thành lập thêm phân xưởng Phụ trợ sau là PX 2) mới tiếp cận được thị trường nhưng rất nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận.

Hết năm 1995 tổng kết bước đầu làm bia chúng ta phải chấp nhận một kết quả không vui lắm, sản xuất 2,2 triệu lit bia chai chỉ tiêu thụ được 700.000 lit . May mắn có thị trường Nghệ An đang thiếu bia chai VIDA, bia NADA mới ra đúng gu người uống miền Trung. Bia của chúng ta tồn cuối năm 1995 sang năm 1996 đã được tỉnh bạn ra mua hết.

Vấn đề đặt ra đã cụ thể, cấp bách phải cải tiến công nghệ, ra được sản phẩm hợp khẩu vị tiêu dùng trên sân nhà. ban lãnh đạo nhà máy liên tục cho cán bộ kỹ thuật trực tiếp đi khắp đó đây tìm hiểu, mời thầy có uy tín về bồi dưỡng kiến thức công nghệ và điều khiển công nghệ lên men bia. Sau khi chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ , bia NADA qua kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm quốc gia và quốc tế; chúng ta đã nghiệm thu quy trình công nghệ trực tiếp chủ động thực hành sản xuất và áp dụng kiến thức mới tiếp thu qua học hỏi, rút kinh nghiệm kịp thời, trên từng mẻ nấu và lên men trong sản xuất, cũng phải qua 2 năm tiếp theo đến 1998 bia NADA của chúng ta mới thực sự được thị trường tiếp nhận. Sản lượng tiêu thụ hai loại bia tăng dần theo từng năm (Năm sau bao giờ cũng vượt trội so với năm trước). Những ngày hè căng thẳng của năm 1997, 1998 có lúc nhà máy đã thiếu bia bán ra thị trường. Chất lượng bia NADA được cải thiện từng bước vững chắc, đạt được sự ổn định, tỷ lệ thuận theo là sản lượng tiêu thụ ngày càng nhiều. Với công suất 3 triệu lit / năm của dây chuyền NADA, và 2000 lit / ngày của dây chuyền bia hơi PX phụ trợ, nhà máy không thể đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (Chỉ tính thị trường trong tỉnh Nam Định). Lãnh đạo nhà máy đã tính đến phải có ngay dự  án mở rộng.

Sau khi xem xét tính toán sát sao mọi khả năng, khai thác triệt để công suất thiết bị : Vừa SX vừa bảo dưỡng, không ngưng nghỉ theo mùa vụ. Một năm cả 360 ngày chúng ta vận hành máy làm ra sản phẩm; đồng thời tính kỹ muốn nâng thêm sản lượng thì chỉ cần đầu tư mua sắm thêm loại thiết bị nào ? Kinh nghiệm đã có kết hợp tính toán khả năng tối ưu, lãnh đạo công ty đã có quyết sách mở rộng lần một nâng công suất nhà máy lên 6 triệu lit / năm. Tăng cường bộ máy lãnh đạo để đảm đương công việc công ty được cấp trên đồng ý đề bạt thêm ông Nguyễn Như Cúc (Trưởng phòng tổ chức HC) lên phó giám đốc Công ty.

Qua 6 tháng đầu năm 1998, đánh giá quy mô và kết quả SXKD của Cty, UBND tỉnh Nam Định đã quyết định nâng hạng doanh nghiệp cho doanh nghiệp chúng ta từ hạng 4 lên hạng 2 theo QĐ số 1147/1998-QĐUB, có hiệu lực từ ngày 01/8/1998. Nâng hạng DN đánh dấu một bước trưởng thành của Công ty Thực phẩm công nghiệp Nam Định về mọi mặt

Mùa hè năm 1999 với tinh thần khẩn trương tích cực Công ty hoàn thành kế hoạch xây dựng, và lắp đặt mở rộng, chúng ta đã thoả mãn cơ bản nhu cầu của khách hàng trong phạm vi tỉnh Nam Định.

Việc xuất bán sản phẩm, không phải ngay từ đầu Công ty đã có phương thức hoàn thiện nhưng được lãnh đạo công ty từng ngày từng giờ nắm sát tình hình và rút kinh nghiệm kịp thời, có giải pháp chỉ đạo hợp tình hợp lý đi dần vào ổn định:

Bia chai bán theo bao bì két nhựa hoặc thùng catton; bia hơi từ chỗ bán theo dụng cụ đựng tự do của khách hàng (các loại can nhựa, chai lọ …) công ty quy hoạch và đầu tư ban đầu tiến tới cho khách hàng cược vỏ bom có in nhãn mác bia hơi NADA. Tất cả các đại lý tiêu thụ bia hơi, bia chai (kể cả đại lý bán lẻ) đều có hợp đồng ký với Công ty và được theo dõi lượng tiêu thụ định kỳ chặt chẽ làm căn cứ động viên, thưởng khuyến khích hoặc khuyến mại . Ngay từ những ngày đầu triển khai tiêu thụ sản phẩm bằng hình thức đại lý với các chủ kinh doanh bán buôn, bán lẻ, lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến việc thoả mãn nhu cầu khách hàng trong điều kiện và nguyên tắc cho phép. Bằng các giải pháp thiết thực, có quy định bằng văn bản công bố đến tận các đại lý (miễn phí vận chuyển, giảm giá theo từng loại thị trường ưu tiên khác nhau, khuyến mại theo thực tế lượng tiêu thụ của đại lý hàng tháng ,quý, năm, chính sách riêng với những người tiếp thị có hiệu quả, vận chuyển sản phẩm đến tận đại lý. Đặc biệt quan tâm bảo vệ phạm vi về mặt địa lý khu vực của từng đại lý, không để xẩy ra hiện tượng chồng chéo cạnh tranh của cùng sản phẩm bia NADA một cách không lành mạnh ….) Làm cho các đại lý của Công ty yên tâm tiêu thụ sản phẩm và số lượng đại lý ngày càng tăng từ trong tỉnh ra ngoài tỉnh. Tính đến nay Công ty có tới hàng ngàn đại lý bán lẻ trải khắp thành phố Nam Định, cả khu vực ngoại thành, các huyện giáp danh; khoảng trên năm trăm đại lý bán buôn ở các huyện trong tỉnh và các tỉnh ngoài từ miền Trung trở ra.

Bên cạnh việc gia tăng mở các đại lý tiêu thụ sản phẩm, ban lãnh đạo công ty đã năng động đổi mới tư duy, tìm phương hướng mới trong kế hoạch tiêu thụ Sản Phẩm. Công ty đã đầu tư, mở các cửa hàng trực thuộc, nhằm mục đích giới thiệu SP, làm căn cứ để khách hàng đối chứng chất lượng, giá bán quy định, nơi đại lý nhận hàng được thuận tiện…Chủ trương trên đã đạt được hiệu quả như mong muốn. Từ các cửa hàng mở quanh trụ sở công ty (cửa hàng số 2, số 4, số 5, số 6). Lãnh đạo Cty đã thuê nhà, thuê đất lâu dài, tu bổ, xây dựng thêm nhiều cửa hàng “Giới thiệu và bán sản phẩm bia NADA” trong và ngoài tỉnh : Cửa hàng Hùng Vương, Đò quan, Cổ lễ, Yên Định, Quất lâm, Hải thịnh, Yên Bằng, Văn Miếu, Tam Điệp (Ninh Bình), Sông Công, TP Thái Nguyên (Tỉnh Thái Nguyên), cửa hàng thị xã Vĩnh Yên. Là những cửa hàng đã và đang hoạt động, có hiệu quả, làm cho thương hiệu bia NADA được lan toả trên thực tế, có sức cạnh tranh tích cực, thị phần ngày càng được mở rộng. Kết hợp với công tác thông tin quảng cáo Công ty thực hiện theo phương châm ít nhưng tinh, không tràn lan, từng đợt, từng lúc cần thiết đã gây được ấn tượng cho người tiêu dùng, hỗ trợ các đại lý và cửa hàng tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Lịch tờ,tranh quảng cáo, cờ dây của bia NADA, có nội dung và hình thức đặc thù riêng trang trí cho các điểm bán bia đổi mới hàng năm, thay đổi thường xuyên đã kích thích sự chú ý của khách hàng.

Thị trường càng mở rộng, sản lượng sản xuất càng phải nhiều lên, sau đợt 1 đầu tư nâng công suất, liên tiếp không phân biệt thành từng đợt nữa, Công ty đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị cần thiết; năng lực về lao động kỹ thuật, chuyên môn cũng được tuyển lựa thêm và vững vàng hơn bởi kinh nghiệm đã được tích luỹ, chúng ta đã thực hiện có hiệu quả chủ trương chỉ đạo của Đảng uỷ và ban giám đốc Công ty, vừa sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, vừa bảo dưỡng lắp ráp dây chuyền mở rộng kết hợp với bên cung cấp thiết bị, tăng nhanh tiến độ. Từ năm 1999 đến 2003, là người có mặt hàng ngày ở Công ty ai ai cũng thấy trên mặt bằng trên khu vực số 3 đường Thái Bình, tank bia mới được dựng lên liên tiếp, phân xưởng “Phụ trợ” cũ đã lớn lên thành phân xưởng 2, sản lượng và chất lượng bia đã ngang tầm bia PX 1.

Song song với đẩy mạnh tiêu thụ bằng các giải pháp tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại, động viên đại lý…Lãnh đạo Công ty cùng các bộ môn tìm cách đa dạng hoá sản phẩm, bằng đầu tư, mời chuyên gia các nước có trình độ công nghệ bia nổi tiếng (Đan Mạch, CHLB Đức), và tự tìm các cách cải tiến sản phẩm và bao bì để có nhiều loại sản phẩm thoả mãn tiêu dùng cho mọi đối tượng khách hàng.

Bia Đen, Bia Tươi, Bia Nâu, Bia Đỏ, Bia Hơi NADA đặc biệt;  Bia 9o6, 11o3, Bia chai nhựa niêm phong đỏ chai nâu, Niêm phong vàng chai xanh; Bia chai thuỷ tinh chai 330ml, 450ml….đóng két nhựa 20 chai – 24 chai -  hoặc bao bì thùng catton 20 Chai, 24 chai, 9 chai, xách tay 6 chai,…đã lần lượt được xuất bán phục vụ. Các dịp lễ tết Bia chai các loại được đóng thùng in hoa văn hấp dẫn và đẹp mắt phù hợp với nhu cầu biếu và cúng lễ, được khách hàng rất mến mộ

 

Bia là loại hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, tỉ lệ phải đóng rất cao (Từ 70% đến 90% giá bán). SXKD trong bối cảnh, phải cạnh tranh quyết liệt với các loại bia đang có trên thị trường (nhất là những cơ sở tư nhân, cấp xã, cấp huyện…), nguyên nhiên vật liệu (đặc biệt những thứ nhập ngoại) thường xuyên biến động giá cả (chỉ có tăng dần)…Cùng nhiều bất cập, dẫn đến rất khó cân đối trong việc tính toán giá tiêu thụ sản phẩm; Trước một đối tượng khách hàng tiềm năng lớn là nhân dân trong tỉnh, nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ đạo. “quy ra thóc” giá một cốc bia rất khó chấp nhận (với nhu cầu đơn giản thì uống bia thủ công rẻ hơn nhiều). Công ty chỉ còn cách làm giá bán thấp. Chấp nhận nợ dài dài để làm ăn đảm bảo nguồn sống cho toàn thể CBCN Công ty.

Sản xuất kinh doanh từng bước trả vốn vay (cả lãi) trong quá trình đầu tư ban đầu và mở rộng đã là cố gắng cực kỳ lớn của CBCNV Công ty, sự chèo lái linh hoạt năng động khéo léo của ban lãnh đạo Công ty. Gây được lòng tin với lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành, luôn sắn sàng giúp đỡ về mọi mặt (Công ty rất có uy tín trong việc triển khai giải ngân các dự án) vì vậy việc mở các cửa hàng bán sản phẩm và tiếp tục nâng cấp mở rộng tăng năng lực sản xuất để không bị động bia bán cho các đối tượng khách hàng, nhất là vào mùa nắng nóng, Công ty không bị trắc trở về vốn vay; các ngân hàng đều nhiệt tình tạo điều kiện

Thuế cao là bất cập chung của toàn ngành, nhà nước cũng đã thấy cần có giải pháp hợp lý để kích thích SXKD, tháng 1/1999 nhà nước đã có thông tư 168, hướng dẫn, xem xét quan tâm miễn giảm thuế cho những nhà máy bia sản lượng dưới 10 triệu lit/năm, nếu giá bán không đủ thuế vẫn bị lỗ sẽ được giảm thuế và cho phép cứ tiếp tục sản xuất; đã giải thoát cho Công ty một phần khó khăn trong việc cân đối sản xuất và tiêu thụ.

Nhằm duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng đồng thời thoả mãn các yêu cầu của khách hàng về chất lượng cũng như các yêu cầu luật định, tự tin vào khả năng làm chủ công nghệ sản xuất, để khảng định chất lượng quản lý điều hành hệ thống SXKD với cơ sở vật chất hiện đại, giữa năm 1999, Công ty đã mời cơ quan tư vấn nước ngoài có đại diện ở Việt Nam, hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lương theo ISO 9001 : 2000 Bà Trương Thị Quýt (PGĐ Công ty) được phân công là Đại diện lãnh đạo chất lượng. Sau thời gian cần thiết được bồi dưỡng đào tạo, các cán bộ chủ chốt có trách nhiệm của Công ty đã tiếp thu đầy đủ mục đích yêu cầu, nội dung của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và được cấp chứng nhận là những chuyên gia đánh giá nội bộ đủ tiêu chuẩn. Với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình học hỏi, tiếp thu tốt chỉ dẫn của chuyên gia tư vấn, Công ty đã hoàn tất được đầy đủ hồ sơ tài liệu phù hợp tiêu chuẩn, ngay lần đánh giá đầu tiên Công ty đã được công nhận và cơ quan tư vấn quốc tế AFAQ-AFNOR cùng với trung tâm QUACERT cấp chứng chỉ “đủ tiêu chuẩn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9001: 2000” (ngày 19 tháng11 năm 2001). Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đối với sản phẩm bia từ tháng 5-2001 đối với phân xưởng 1; năm 2002 triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho phân xưởng 2. Năm 2005 công ty triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho phân xưởng Hoà xá thuộc nhà máy Đồ uống NADA, khu công nghiệp Hoà xá, Nam định.

 Từ tháng 9/2008, công ty triển khai áp dụng phiên bản ISO 9001: 2008.

 Hàng năm, công ty tổ chức các đợt đánh giá chất lượng nội bộ và đánh giá theo dõi của tổ chức cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Đến nay tinh thần quản lý chất lượng theo ISO đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi CBCNV Cty. Trong mọi việc đều biết đến: Lời nói thống nhất với việc làm, các hướng dẫn, quy trình phù hợp với thực tế hơn và không ngừng cải tiến, việc làm đi đôi với ghi chép, theo dõi kiểm tra, lưu trữ hồ sơ tài liệu một cách thống nhất có khoa học.

Từ đây thương hiệu, kèm theo nguồn gốc và chất lượng bia NADA: “Bia NADA – Công nghệ Đan Mạch” “NADA ISO 9001 : 2000” trở thành quen thuộc với tất cả CBCNV Cty và người tiêu dùng tin tưởng yên tâm hơn bởi bia NADA được bảo đảm bởi hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế. Khả năng cạnh tranh của bia NADA thuận lợi hơn nhiều, thị phần phát triển thuận lợi. Trên sân nhà Nam Định và phần lớn thị trường tỉnh Ninh Bình bia NADA chiếm thị phần gần như chiếm ưu thế tuyệt đối

Tháng 10 năm 2003 chấp hành sự chỉ đạo của tỉnh uỷ va UBND tỉnh về việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thực hiện cổ phần hoá, lãnh đạo Cty đã chuẩn bị kỹ phương án và triển khai học tập chủ trương đường lối của chính phủ đến từng CBCNV, giải thích thấu đáo mọi chi tiết còn chưa hiểu trong nội bộ từng đơn vị, cá nhân. Phương án hoạt động, điều lệ Công ty cổ phần được phát hành rộng rãi lấy ý kiến góp ý từ tập thể tổ SX trở lên. Để tạo thuận lợi cho một số cổ đông có hoàn cảnh khó khăn trong việc đóng cổ phần, Công ty đã bảo lãnh vay tiền ngân hàng, giúp cho cổ đông có thể góp 50% vay góp 50% (trả chậm bằng lương hàng tháng, với mức không ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt gia đình)

Ngày cổ đông góp cổ phần vào Công ty đã diễn ra như một ngày hội, 100% cổ đông góp cổ phần, nhanh gọn và an toàn

Ngày 6 tháng3 năm 2003, Đại hội đồng cổ đông lần thư nhất tuyên bố thành lập Công ty cổ phần Thực Phẩm Công Nghiệp Nam Định đã được triệu tập. Đại hội đã thành công tốt đẹp, bầu ra Hội đồng quản trị gồm 9 ông, bà và ban kiểm soát gồm 3 ông.

 

+ Danh sách HĐQT, Ban kiểm soát Cty qua các nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ I: 2003-2006 tổ chức Đại hội ngày 6/3/2003

STT

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

1

Nguyễn Mai Thanh- CT kiêm GĐ

Đoàn Đình Đức- TB- Sở TC

2

Nguyễn Như Cúc– PCT kiêm PGĐ

Bùi Văn Thanh

3

Trương Thị Quýt- PGĐ

Trần Văn Lâm

4

Nguyễn Văn Định- PGĐ

 

5

Hoàng Minh Đức- QĐPX1

 

6

Nguyễn Văn Đồng- T.Phòng NV

 

7

Nguyễn Thị Hồng- KTT

 

8

Nguyễn Thành Khởi- TP TTSP

 

9

Trần Viết Mạnh- TP KCS

 

 

Nhiệm kỳ II: 2006-2009 tổ chức Đại hội ngày 11/4/2006

STT

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

1

Nguyễn Mai Thanh- CT kiêm GĐ

Đoàn Đình Đức- TB- Sở TC

2

Nguyễn Như Cúc– PCT kiêm PGĐ

Bùi Văn Thanh

3

Nguyễn Văn Định- PGĐ

Trần Văn Lâm

4

Vũ Công Quảng- GĐ Nhà máy

 

5

Vũ Minh Mạnh- QĐPX2

 

6

Nguyễn Văn Đồng- PGĐ

 

7

Phạm Văn Sao- QĐPX1

 

8

Nguyễn Thành Khởi- TP TTSP

 

9

Trần Viết Mạnh- TP KCS

 

Nhiệm kỳ III: 2009-2014 tổ chức Đại hội ngày 22/4/2009

STT

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

1

Vũ Minh Mạnh- CT kiêm GĐ

Bùi Văn Thanh- TBKS

2

Nguyễn Văn Định- PGĐ

Lương Văn Liên- TCTTLVN

3

Phạm Văn Sao- PGĐ

Trần Như Trường

4

Nghiêm Ngọc Tuấn- TCTTLVN

 

5

Ngô Cảnh Dương- QĐPX2

 

 

Ổn định tổ chức, chuẩn bị đầy đủ phương tiện và thủ tục làm việc, đến tháng 6 năm 2003 Công ty cổ phần Thực Phẩm Công Nghiệp Nam Định chính thức hoạt động theo đúng chức danh ban lãnh đạo và con dấu mới

Lợi ích đầu tiên của cổ phần đóng góp của cổ đông, Công ty đã thanh toán được khoản nợ lãi vay và trượt giá USD, đáng lo ngại.

Doanh nghiệp được cổ phần hoá, công việc vẫn như hàng ngày, nhưng ai nấy đều thấy trách nhiệm của mình được nâng lên một bước, quyền sở hữu đổi mới, đã có hiệu quả lay động tư duy người lao động rõ rệt. Công tác quản lý từ đây được xã hội hoá, ban lãnh đạo Cty, cụ thể là Hội đồng Quản trị, chỉ còn phải lo đầu tư trí tuệ cho chiến lược đảm bảo cho những bước đi lên vững chắc của doanh nghiệp

Bộ máy lãnh đạo của Công ty, tiếp tục được tăng cường, hai cán bộ sau khi thăm dò tín nhiệm đã được Công ty đề bạt PGĐ : Ông Hoàng Minh Đức (nguyên QĐ phân xưởng bia số 1) và ông Nguyễn Văn Đồng (nguyên trưởng phòng nghiệp vụ) . Hai ông nhận nhiệm vụ PGĐ tháng 7 năm 2003

Công việc đã và đang triển khai sau cổ phần hoá doanh nghiệp là:

Không ngừng tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm hiểu các cơ hội mở thêm các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Song song với công tác tìm kiếm thị trường; trong sản xuất, bộ môn kỹ thuật kết hợp chặt chẽ với PX tích cực nghiên cứu thực hành các giải pháp đa dạng hoá sản phẩm; cần thiết Công ty cho mời chuyên gia nước ngoài hỗ trợ. Kết quả là: Sản xuất được một số loại bia như đã trình bầy ở trên. Công ty thông qua công tác nghiên cứu khoa học đã tạo được mối quan hệ tốt với chuyên gia các nước (Đan Mạch, CHLB Đức), hai quốc gia có nghề làm bia nổi tiếng thế giới từ lâu đời

Mở rộng và phát triển cơ sở sản xuất: Sau khi xem xét năng lực thực tế và tình hình sử dụng mặt bằng tại số 3 đường Thái Bình của Công ty đã quá chật hẹp không thể mở rộng được hơn nữa; lãnh đạo sở và tỉnh gợi ý và tạo điều kiện cho Công ty mua lại cơ sở vật chất và mặt bằng của Công ty Giấy nhựa Nam Định giải thể. Công ty đã kịp thời triển khai công việc sau khi HĐQT thống nhất ý kiến. Giám đốc điều hành phân công cán bộ lãnh đạo và phụ trách từng phần việc, nhanh chóng kiểm kê, đánh giá tài sản, giải quyết các mối quan hệ về đất đai, lập dự án cải tạo sử dụng, vay vốn ngân hàng và thực hiện ngay các công việc theo dự án đã định, sau một khoảng thời gian ngắn công ty đã cải tạo mặt bằng, hợp đồng  với Công ty xây lắp Nam Định vừa cải tạo vừa xây dựng mới hoàn thành một nhà hàng giới thiệu và bán sản phẩm bia NADA “Cửa hàng Văn Miếu” phát huy ngay hiệu quả phục vụ tốt nhân dân phía Tây Nam thành phố và khu công nghiệp đang hình thành. Tiếp đến các công trình nhà kho chứa sản phẩm bia, dựng trên khu ao chứa nước, rác thải bỏ không trước đây thành nhà xưởng hoàn chỉnh có vườn hoa đẹp chuẩn bị cơ sở hạ tầng lắp dây chuyền nước tinh khiết sau này (Công ty đang chọn đối tác mua thiết bị máy móc). Đồng thời từng bước củng cố nâng cấp dây chuyền in và sản xuất catton sóng cũ của Công ty Giấy nhựa để đưa vào sản xuất phục vụ làm bao bì bia và dịch vụ khác.

Bộ máy của xí nghiệp thành viên đã được chọn lựa, Ông Hoàng Minh Đức- PGĐ Công ty được bổ nhiệm giám đốc XN mới mang tên “Xí Nghiệp  Dịch vụ Bao bì”

Tháng 10 năm 2003 Công ty đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành “XNDV& Bao bì”. được ông Đặng Phúc Tựu, ông Nguyễn Thế Khanh và cụ Trần Đại Tần cùng đại diện UBND phường Văn Miếu tới dự mở băng đặt biển tên cho Xí Nghiệp.

Đến khi thực hiện xong dự án, sản phẩm của XN Dịch Vụ & Bao Bì sẽ là: Nước tinh khiết, In dịch vụ, bao bì catton và cửa hàng bán sản phẩm. Giai đoạn hiện nay cửa hàng Văn Miếu là một trong những cửa hàng tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả của Công ty.

Tiếp nhận mua lại cơ sở của Cty giấy nhựa, mới chỉ giải quyết được một phần khó khăn về kho tàng chật hẹp và SX thêm được một số mặt hàng phục vụ nội bộ là chính, nước tinh khiết sx thì kho tàng khu này cũng sử dụng vừa hết.

Đúng thời điểm này tỉnh quy hoạch khu công nghiệp Hoà Xá, Sở công nghiệp đã tạo điều kiện và được UBND tỉnh cấp phép Công ty nhận HĐ thuê lâu dài một khu đất trong quy hoạch khu công nghiệp diện tích trên 3 héc ta. Ngày 6/9/2003 lễ ký HĐ thuê đất xây dựng nhà máy đồ uống NADA đã được tổ chức trọng thể tại văn phòng Công ty.

Một dự án mới sử dụng mặt bằng khu công nghiệp được HĐQT hoạch định, tại đây sẽ xây dựng “Nhà máy đồ uống NADA” sản phẩm chính là bia hơi, lâu dài sau này sẽ đầu tư tiếp SX các loại đồ uống cao cấp khác bằng tiếp nhận chuyển giao công nghệ nước ngoài. Quyết tâm của HĐQT là khẩn trương san lấp mặt bằng, nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng phần một (Lắp đặt dây chuyền SX bia hơi với 6 bồn lên men cỡ trên 100m3/ 1 bồn), hệ thống kho lớn, nhà hàng tiêu thụ sản phẩm. Quy mô đầu tư máy móc thiết bị vào khu công nghiệp thuộc loại hiện đại, tầm cỡ công suất cao, chứa đựng nguyên liệu chính bằng Xilô  nhận và cấp nguyên liệu cho SX tự động. Hoàn thành phần một đầu tư khu công nghiệp Hoà Xá, bia NADA sẽ có thể đạt công suất tổng thể trên 50 triệu lit /năm. Ngoài tiêu thụ thoả mãn nhu cầu chúng ta có thể SX thêm cho các nhà máy bạn theo đơn đặt hàng. Hè năm 2004 công trình phần một đã hoàn thành. Ngày 15 tháng 8 năm 2004 nấu mẻ hơi bia đầu tiên.

Hội đồng QT phân công ông Nguyễn Văn Định trực tiếp theo dõi tiến độ xây dựng công trình khu công nghiệp Hoà Xá và làm Giám đốc nhà máy khi đi vào hoạt động. Tháng 12/2004 bổ nhiệm ông Vũ Công Quảng, nguyên là quản đốc phân xưởng 2 sang làm phó Giám đốc giúp việc cho ông Định.

Khu công nghiệp Hoà Xá đi vào hoạt động, có thể chuyên môn hoá SX, bia chai SX tại số 3 đường Thái Bình, bia Hơi SX tại khu công nghiệp. Gánh nặng của việc cấp thoát nước sẽ được giải toả, nhất là xử lý nước thải, tại khu SX số3 đường Thái Bình đang quá tải.

 31/3/2007 đề bạt ông Trần Văn Lâm kế toán trưởng thay bà Nguyễn Thị Hồng nghỉ chế độ. Từ việc bàn giao kế toán trưởng mới phát hiện ra việc hụt quỹ 2,1 tỷ đồng dẫn tới bà Nguyễn Thị Hồng- nguyên kế toán trưởng bị kết án 3 năm tù cho hưởng án treo, Nguyễn Quốc Trí- nguyên thủ quỹ bị kết án 9 năm tù giam, Trần Văn Sáng- nhân viên giao hàng nợ tiền hàng bị kết án 15 năm tù giam.

 Tháng 4/2007 đề bạt ông Vũ Minh Mạnh nguyên quản đốc PX2 làm phó GĐ công ty sang phụ trách xí nghiệp Dịch vụ bao bì thay ông Đức, ông Vũ Công Quảng- Giám đốc Nhà máy Đồ uống NaDa được đề bạt phó GĐ công ty, đề bạt ông Ngô Cảnh Dương làm quản đốc PX2 thay ông Vũ Minh Mạnh, đề bạt ông Nguyễn Hồng Trương làm phó QĐPX Hoà Xá. Điều chuyển ông Bùi Văn Thanh- nguyên phó GĐ xí nghiệp Dịch vụ bao bì từ phòng Thị trường về làm phó giám đốc xí nghiệp Dịch vụ bao bì.

 Tháng 5/2007 đề bạt ông Nguyễn Thành Khởi- Phó GĐ công ty phụ trách khâu TTSP trực tiếp làm trưởng phòng.  Đề bạt ông Trần Víêt Mạnh- Phó GĐ công ty phụ trách công nghệ KCS trực tiếp làm trưởng phòng.

 Liên tục trong một thời gian ngắn, đề bạt 4 phó giám đốc để chuẩn bị cho công tác bàn giao thế hệ lãnh đạo dự kiến vào tháng 6/2008.

 Từ 1/8/2007 ông Hoàng Minh Đức , bà Trương Thị Quýt nghỉ chế độ. Phòng Thị trường sáp nhập về phòng Tiêu thụ sản phẩm.

 Ngày 19/6/2008 tại Đại hội cổ đông thường niên đã thông qua đơn xin nghỉ việc của 3 ông: ông Nguyễn Mai Thanh- chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Như Cúc- phó chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Văn Đồng- Giám đốc, thành viên HĐQT. Đại hội đã thông qua Điều lệ mới và đổi tên công ty từ công ty CP Thực phẩm công nghiệp Nam Định thành Công ty Cổ phần bia NaDa. Đại hội đã bầu bổ sung ông Lương Văn Liên- đại diện của Tổng công ty Thuốc lá nắm giữ 15% vốn điều lệ vào Ban Kiểm soát, bổ sung ông Trần Văn Lâm- kế toán trưởng vào HĐQT. Như vậy HĐQT cuối nhiệm kỳ còn 7 người, ban kiểm soát còn 2 người. HĐQT đã bầu ông Nguyễn Văn Định- giữ chức danh Chủ tịch HĐQT, bí thư Đảng uỷ kiêm Giám đốc Điều hành.

 Từ 15/7/2008 ban lãnh đạo mới đã chính thức hoạt động và thực hiện một loạt các công việc điều chuyển, kiện toàn sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản lý trong nửa cuối của nhiệm kỳ II:

 Ông Vũ Công Quảng thôi giám đốc nhà máy Đồ uống NaDa về trụ sở chính công ty phụ trách thiết bị toàn công ty, đất đai, an toàn, môi trường, PCCC, phó bí thư Đảng uỷ.

 Ông Phạm Văn Sao, trợ lý giám đốc kiêm giám đốc nhà máy Đồ uống NaDa.

 Ông Vũ Minh Mạnh, thôi giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ bao bì về trụ sở chính công ty làm phó giám đốc điều hành sản xuất toàn công ty, trợ giúp đường lối chính sách cho Giám đốc.

 Ông Bùi Văn Thanh, phó giám đốc xí nghiệp được đề bạt Giám đốc xí nghiệp Dịch vụ bao bì.

 Năm 2008 phải nói là năm khó khăn lớn nhất đối với Doanh nghiệp trong giai đoạn sau này, là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn hội nhập WTO, giá cả biến động không thể lường trước được, sức tiêu dùng của dân suy giảm cộng với cạnh tranh thị trường bia gay gắt, bộ máy lãnh đạo chưa ổn định đã tạo cho DN vô vàn khó khăn trong điều kiện kế thừa lãnh đạo để duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

 Đại hội cổ đông nhiệm kỳ 3 tổ chức vào ngày 22/4/2009....

Đến giai đoạn này, nhìn lại 15 năm kể từ lúc chập chững bước vào nghề làm bia, với nghị lực của những người từng trải qua những năm gian nan thời “Vừa đội bom vừa SX”, thắt lưng bám trụ giữ vững tên DN, trong những năm không còn bao cấp, bạn hàng nhận XK phải “vĩnh biệt” , vì Đông Âu đổ vỡ…Công ty chúng ta đã vượt qua tất cả, tiến tới đầu tư xây dựng nên cơ ngơi làm ăn đàng hoàng to đẹp như đang có, thật đáng tự hào. Về mặt đời sống của CBCNV doanh nghiệp, từ chỗ thiếu việc làm phấn đấu dần từng năm đến năm 1997 có thu nhập bình quân 500.000,đ / một người, một tháng; dần lên 600.000đ, đến 700.000,đ tới đây, bình quân thu nhập của CBCNV Cty sẽ còn tiếp tục tăng theo sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Sản phẩm bia NADA ra đời còn mang lại việc làm cho hàng ngàn lao động bán bia (Là các đại lý tiêu thụ). Nhiều hộ giầu lên nhờ bán bia NADA.

Bảng kê khái quát sản lượng tiêu thụ bia NADA

 

Năm

Sản lượng tiêu thụ

(Cả bia hơi + bia chai)

Doanh thu bia(Tỷ đồng)

Ghi chú

1995

700.000,Lit

11,

 

1996

2.200.000,L

16,

 

1997

4.700.000,L

19,

 

1998

6.400.000,L

26,

 

1999

8.500.000,L

32,

 

2000

11.000.000,L

39,

 

2001

13.200.000,L

50,

 

2002

15.600.000,L

60,3

 

2003

21.000.000,L

88,7

 

2004

20.736.000 L

89,9

 

2005

30.655.000 L

125,9

 

2006

33.038.000 L

160

GC cho VIDA

2007

40.500.000 L

210

GC cho V.Hà, VIDA

2008

24.102.000 L

171,7

 

2009

29.225.000 L

220

 

2010

29.800.000 L

213,5

 

 

Các hoạt động đã trở thành truyền thống:

Thường niên trước khi nghỉ tết nguyên đán ban giám đốc họp toàn thể cán bộ chủ chốt chúc tết và biếu quà tết (thông lệ trên đã có từ những năm 1979-1980).

 Khi số CBCNV cao tuổi đã nghỉ chế độ nhiều, lập nên hội hưu Xí Nghiệp Thực Phẩm mùng  1-6, Công ty cũng có lịch thường niên mời các ông, bà là CB chủ chốt cũ họp nghe Công ty báo cáo những nét chính đã thực hiện trong năm kế hoạch. Ban GĐ chúc tết, biếu quà tết và tài trợ quỹ hội để hoạt động trong năm tiếp theo.

 Qua thời gian nghỉ tết, ngày tập trung Công ty đều có mừng tuổi tất cả CBCNV, đối với những người trực tết đều có bồi dưỡng thoả đáng,ngoài lương.

Mỗi đám cưới của CBCNV đang làm việc tại Công ty, đều nhận được quà mừng của Công ty bằng hiện vật. Gia đình CBCNV có việc tang lễ đều có mặt Ban GĐ, BCH công đoàn hoặc đại diện lãnh đạo Công ty đến chia buồn, nếu thấy cần phải hỗ trợ Công ty đều bố trí tạo điều kiện thích hợp. Những điều đó đã tạo nên nét văn hoá đẹp của công ty.

 Hàng năm Công ty đều có định kỳ xem xét hoạt động của các đoàn thể (Công đoàn, hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên), có giải pháp thiết thực tạo vốn giúp cho đoàn thể thuận lợi trong sinh hoạt. Riêng với Công đoàn, Công ty giao hẳn việc tiêu thụ bã bia, các phế liệu…tiền thu được  giữ làm quỹ hoạt động, cải thiện đời sống tinh thần cho đoàn viên (Quà tết riêng của CĐ, cho CBCNV có thành tích, đi tham quan nghỉ mát, trợ cấp đột xuất đoàn viên có khó khăn…)

Cũng từ năm 1997, vào các dịp nghỉ hè, Công ty tổ chức họp mặt toàn thể con của CBCNV đang công tác tại Công ty, thăm hỏi chúc các cháu chăm ngoan học giỏi, biếu quà cho các cháu, riêng các cháu từ học sinh tiên tiến trở lên có phần thưởng riêng, phân loại theo mức, từ các cháu là học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp thành phố, học sinh tiên tiến suất sắc đến HS tiên tiến. Việc làm ý nghĩa này đã động viên tích cực cháu trong học tập và bố mẹ các cháu thêm phấn khởi nâng cao trách nhiệm trong sản xuất công tác. Hiệu quả là số các cháu được thưởng năm sau nhiều hơn năm trước

Hàng năm đến các ngày 8/3, 26/3, 27/7, 22/12 Công ty đều tạo điều kiện để các bộ phận liên quan tổ chức lễ kỷ niệm, có quà cho chi em phụ nữ; thanh niên; thương binh và vợ, chồng, con liệt sỹ; các quân nhân chuyển ngành đang có mặt làm việc tại Công ty.

Các hội chợ triển lãm tổ chức trong tỉnh, Cty đều có tài trợ thoả đáng nhằm mục đích quảng bá thương hiệu bia NADA và góp vào hoạt động kinh tế của tỉnh nhà. Tài trợ của Công Ty rất có uy tín, luôn được đánh giá là nhà tài trợ chính. Với phong trào thể thao của ngành giáo dục, Công ty đã tài trợ Cúp luân lưu cho giải bóng đá thiếu niên nhi đồng tỉnh, bắt đầu từ mùa giải 2003 (Thi đấu vòng trung kết vào mùa hè hàng năm). Ngoài ra Công ty cũng đã đóng góp tài trợ cơ quan phường, trường học trên địa bàn, hưởng ứng tích cực việc ủng hộ đồng bào ở các địa phương bị thiên tai, mất mùa, những người bị tàn tật vì thuốc độc mầu da cam của Mỹ trong chiến tranh và hậu quả chiến tranh…. các đợt ủng hộ như vậy thường là mỗi người một ngày lương.

Hoà nhập tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án phát triển, hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…trước những ngày tết CB Cty phân công nhau đi cảm ơn, chúc tết thăm hỏi các cá nhân, đơn vị đã giúp đỡ nhiều cho Cty những lúc khó khăn, tham mưu, gợi mở, hiến kế hiến công hướng dẫn những cách làm hay có hiệu quả tích cực.

Phần kết

 

 Nhìn lại 50 năm hình thành phát triển của Cty chúng ta, khẳng định một điều, luôn trung thành tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện bằng thực tế chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách của nhà nước và chính phủ ở từng thời kỳ khác nhau của tiến trình cách mạng XHCN, là căn cứ vững chắc để tồn tại và phát triển.

 Bằng học thức, tư duy, kết hợp nhận thức đúng, trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, tiềm lực của Doanh nghiệp mình, tập thể Đảng uỷ, ban giám đốc và lãnh đạo các đoàn thể của chúng ta, qua các thế hệ đã sáng suốt tìm ra được những giải pháp đúng, để quyết định bước đi của doanh nghiệp phù hợp tình hình và đường lối của từng giai đoạn. Có thể nói, số phận của Cty chúng ta không phải luôn có may mắn, mà là số phận luôn gặp cam go, thử thách quyết liệt, nhưng chính nhờ như thế chúng ta đã vươn mình mạnh mẽ, tồn tại phát triển vững chắc.

Đoàn kết, trên tinh thần thương yêu đồng chí cộng đồng, tôn trọng lẫn nhau, có chủ trương chỉ đạo sát đúng, năng động sáng tạo, dám chịu trách nhiệm…Sự kết hợp nhuần nhuyễn giưã Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và cá nhân phụ trách…Tập thể lãnh đạo Cty chúng ta đã giành được sự tín nhiệm cao không những đối với toàn thể CBCNV mà còn với cả lãnh đạo sở, tỉnh, các ban ngành ở trong và ngoài tỉnh

Chính vì vậy Đảng bộ cty luôn được bình xét là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Các đoàn thể trong nhiều năm qua luôn được đánh giá bình xét là đơn vị tiên tiến suất sắc

Từ cái thủa ban đầu nhỏ nhoi, cùng nhau đi lên tới ngày hôm nay, chưa hẳn đã hết khó khăn, bởi vì trong thời đổi mới mở cửa, hội nhập, không những cạnh tranh với hàng hoá trong nước mà còn có cả hàng nước ngoài. Tuổi nghề chưa đáng là bao so với các lão thành làm bia, nhất là so với các quốc gia trong cộng đồng làng bia thế giới, nhưng NADA đã có đủ loại sản phẩm bia, được chấp nhận ở mọi lĩnh vực tiêu thụ có giới khách dùng bia khác nhau. Cho nên không chủ quan nhưng cho phép chúng ta tin rằng với truyền thống chưa lùi bước trước bất cứ khó khăn nào, nhất định DN chúng ta sẽ đứng vững và đi lên; phát triển mạnh trong sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường.

 

Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2004 Cty cổ phần TPCN có quy mô tổ chức và cơ sở vật chất tương xứng với tầm cỡ DN loại 2

Mặt bằng để triển khai SXKD gồm ba cơ sở chính và các địa điểm giới thiệu sản phẩm: :

1 Trụ sở chính công ty ở số 3 đường Thái Bình (Cồn Vịt cũ), tại đây đặt văn phòng Công ty (Hệ thống điều hành chính) . Phòng làm việc của HĐQT – GĐ, các FGĐ - Các phòng chuyên môn, phòng họp, phòng khách, các hội trường lớn. Mọi sinh hoạt, tập trung đông người (Đại hội Đảng, Đại hội cổ đông, Đại hội công đoàn, Đại hội đoàn Thanh niên…) đều tổ chức tại khu trung tâm. Tổng diện tích khu trung tâm trên 18.477,4 m2 bao gồm cả mặt bằng đặt hệ thống bể nước cấp cho SX và hệ thống xử lý nước thải lớn và hiện đại, vườn hoa, cây xanh; coi như không còn một chỗ trống

2 Khu Xí nghiệp dịch vụ và bao bì (Tiếp quản của Cty Giấy nhựa cũ): Toàn bộ mặt bằng cũ diện tích 13.621,7 m2 đã được tu bổ, xây dựng thêm và xây dựng lại đẹp đẽ :

+ Hệ thống nhà kho, nhà xưởng, xưởng In, xưởng Catton sóng, hệ thống nhà văn phòng của XN, hội trường và một nhà hàng lớn trung tâm phục vụ bia NADA cho khu vực phía Tây Nam tỉnh. Cty sẽ nâng cấp dây truyền catton sóng, lắp đặt thiết bị hiện đại hơn để phát huy hiệu quả sử dụng phần công nghệ đã tiếp nhận

3 Nhà máy Đồ uống NaDa- khu công nghiệp Hoà Xá Tổng diện tích 36.326 m2.

mùa hè năm 2004 hoàn thành đợt một, xây dựng và đưa vào SX bia hơi NADA, lên men trong 6 tăng dung tích trên 110m3.

Năm 2005 hoàn thành đợt 2 nâng công suất nấu và lên men của nhà máy lên 30 tr lít/năm. Ngoài ra hệ thống kho tàng lớn, nhà ăn, và một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm to đẹp trong khu xuất bán sản phẩm kịp thời khánh thành phục vụ nhu cầu dân cư  khu công nghiệ Năm 2006 đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 800 m3/ngày đêm.

Hệ thống Sản Xuất : Có 5 phân xưởng :

+ Phân xưởng số 1 SX bia

+ Phân xưởng số 2 SX bia

+ Phân xưởng số 3 : Phục vụ và đảm nhận quản lý kho nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm. Tiếp nhận quản lý hàng nhập kho và xuất kho

+ XN dịch vụ Bao Bì là một đơn vị tự quản trực thuộc điều hành vĩ mô của Công ty

+ Nhà máy Đồ uống NaDa Khu Công nghiệp Hoà Xá, hiện tại SX bia hơi là chính

          Ba cơ sở SX bia, tổng công suất sẽ đạt tới trên 50 triệu lít / năm

 

Hệ thống các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm : Hệ thống cửa hàng sẽ còn tiếp tục được mở ở nhiều nơi, đó là một biện pháp tiếp thị mở rộng thị phần có hiệu quả.

1/ Cửa hàng số 4

  Địa chỉ: Số 3- đường Thái bình- phường Hạ long- TP Nam Định

  Điện thoại :  0350 3643381

2/ Cửa hàng số 5

 Địa chỉ: Số 3- đường Thái bình- phường Hạ long- TP Nam Định

 Điện thoại : 0350 3645664

3/ Cửa hàng số 6

 Địa chỉ: Số 3- đường Thái bình- phường Hạ long- TP Nam Định

 Điện thoại: 0350 3643168

4/ Cửa hàng Hoà Xá

  Địa chỉ: Nhà máy Đồ uống NADA- KCN Hoà xá- TP Nam Định.

  Điện thoại: 0350 3670286

5/ Cửa hàng Văn Miếu

 Địa chỉ: số 36-đường Giải phóng- phường Văn Miếu- TP Nam Định

 Điện thoại: 0350 3842214

6/ Cửa hàng Đò Quan (2000 m2)

 Địa chỉ: đường Đặng Xuân Bảng, xóm Tân Lập, xã Nam phong, TP Nam Định.

 Điện thoại: 0350 3859395

7/ Cửa hàng Nam Giang (4.920 m2)

 Địa chỉ: cầu Bản Trại- thị trấn Nam Giang- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định.

 Điện thoai: 0350 3911494

8/ Cửa hàng Cổ Lễ (269,3 m2)

 Địa chỉ: Số 247 Tân Giang- xã Nam Thanh- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định.

 Điện thoại : 0350 3916033

9/ Cửa hàng Yên Định

Địa chỉ: Thị trấn Yên Định- huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định

10/ Cửa hàng Thịnh Long

Địa chỉ: Thị trấn Thịnh Long- huyện Hải Hậu- tỉnh Nam Định.

11/  Cửa hàng Quất Lâm (3452,5 m2)

 Thị trấn Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định

12/ Cửa hàng Yên Bằng  (3000 m2)

Địa chỉ: xã Yên Bằng- huyện Ý Yên- tỉnh Nam định.

Điện thoại : 0350 3956537

 13/ Cửa hàng Tam Điệp  (260 m2)

  Địa chỉ: 94/3 phường bắc sơn – Tam điệp – Ninh Bình

  Điện thoại : 0303 865822

Phụ chương

 

I – DANH SÁCH CÁC ĐỒNG CHÍ

LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

& CÁN BỘ ĐOÀN THỂ

QUA CÁC THỜI KỲ

 

1- LÃNH ĐẠO ĐẢNG (CHI BỘ -  SAU NÀY LÀ ĐẢNG BỘ)

- Ông Lưu Xuân Huân: Bí thư chi bộ đầu tiên

- Ông Phạm Quang Thành : Bí thư chuyên trách Đảng bộ đầu tiên

- Ông Nguyễn Quý Đường : Bí thư chuyên trách

- Ông Vũ Lâm : Kiêm nhiệm một thời gian

- Ông Trần Văn An : Bí thư chuyên trách

- Ông Nguyễn Như Cúc (kiêm nhiệm)

- Ông Nguyễn Mai Thanh (kiêm  nhiệm)

- Ông Nguyễn Văn Định (Kiêm nhiệm 2008-2010)

 

2- GIÁM ĐỐC

- Ông Trần Ât : Giám đốc xí nghiệp thực phẩm 1 – 6 Nam Hà

- Ông Vũ Lâm : Giám đốc XNTP 1 – 6 Nam Hà, đến 1985 đổi tên Nhà máy thực phẩm công nghiệp Hà Nam Ninh

- Ông Nguyễn Mai Thanh : Giám đốc nhà máy đến năm 1995 đổi tên Cty Thực phẩm công nghiệp Nam Hà. 6/3/2003 là Cty cổ phần thực phẩm công nghiệp Nam Định (1986- 7/2008)

- Bà Trương Thị Quýt- 2005

- Ông Nguyễn Văn Đồng: 2006-2008

- Ông Nguyễn Văn Định- Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ công ty Cổ phần Bia BaDa (7/2008 đến 6/2009)

- Ông Vũ Minh Mạnh – Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ công ty Cổ phần Bia NaDa từ 7/2009.

 

3- CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC :

- Ông Lưu Xuân Huân

- Bà Phạm thị Doãn

- Ông Đỗ Thanh Tuyên

- Ông Trần Khanh

- Bà Trương thị Quýt

- Ông Nguyễn Như Cúc

- Ông Nguyễn Văn Định ( từ 2002)

- Ông Hoàng Minh Đức – từ tháng 7/2003(kiêm giám đốc XNDV & Bao bì)

- Ông Nguyễn Văn Đồng- từ tháng 7/2003

- Ông Vũ Công Quảng- từ tháng 4/2007

- Ông Vũ Minh Mạnh- từ tháng 4/2007

- Ông Nguyễn Thành Khởi- từ tháng 5/2007

- Ông Trần Viết Mạnh- từ tháng 5/2007

- Ông Phạm Văn Sao- từ tháng 7/2009

4- LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HOÁ    - Hội đồng quản trị

+ Ông Nguyễn Mai Thanh : Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ điều hành

+ Ông nguyễn Như Cúc : Phó chủ tịch HĐQT – Phó GĐ Cty

+ Bà Trương thị Quýt : Phó GĐ Cty

+ Ông Nguyễn Văn Định : Phó GĐ Cty

+ Ông Hoàng Minh Đức : phó GĐ Cty

+ Ông Nguyễn Văn Đồng : Phó GĐ Cty

+ Bà Nguyễn thị Hồng : Kế toán trưởng

+ Ông Nguyễn Thành Khởi : Trưởng phòng Tiêu thụ sản phẩm

+ Ông Trần Viết Mạnh : Trưởng phòng công nghệ & KCS

+ Ông Vũ Công Quảng (GĐ Nhà máy Đồ uống NADA từ khoá 2)

+ Ông Phạm Văn Sao (QĐPX1 từ khoá 2)

+ Vũ Minh Mạnh (QĐPX2 từ khoá 2)

+ Ông Ngô Cảnh Dương (QĐPX2 từ khoá 3: 22/4/2009)

+ Ông Nghiêm Ngọc Tuấn ( đại diện vốn Nhà nước của TCT Thuốc Lá từ 22/4/2009)

 

5- BAN KIỂM SOÁT CTY CỔ PHẦN

- Ông Đoàn Đình Đức : Đại diện vốn nhà nước, CB Sở tài chính.

- Ông Bùi Văn Thanh : Kiêm quản đốc Xưởng bao bì catton XN DV & Bao bì

- Ông Trần Văn Lâm : Cửa hàng trưởng cửa hàng số 4

- Ông Lương Văn Liên- Đại diện tổng công ty Thuốc Lá từ 19/6/2008

- Ông Trần Như Trường- phó phòng TTSP từ khoá 3:  22/4/2009

 

6- TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

- Ông Chung Phúc Hà : Thư ký kiêm nhiệm đầu tiên của doanh nghiệp

- Bà Nguyễn thị Lưu

- Bà Nguyễn Thị Mai : Thư ký chuyên trách đầu tiên

- Bà Chu Thị Minh : thư ký chuyên trách (Chủ tịch công đoàn thời đổi mới)

- Ông Nguyễn Văn Định : Chủ tịch CĐ kiêm nhiệm đến tháng 6/2008.

- Ông Phạm Văn Sao: Chủ tịch CĐ kiêm nhiệm từ tháng 7/2008

 

7- TỔ CHỨC THANH NIÊN

- Phụ trách đầu tiên : Liệt sỹ Bùi Văn Chung

- Bà Hoàng Thị Tân : Bí thư kiêm nhiệm

- Bà Trần Thị Oanh : Bí thư kiêm nhiệm

- Bà Vũ thị Tâm : Bí thư đoàn chuyên trách

- Ông Nguyễn Văn Định : Bí thư kiêm nhiệm

- Ông Trần Viết Mạnh : Bí thư kiêm nhiệm đến 12/2009

- Ông Đỗ Văn Thắng: bí thư kiêm nhiện từ 1/2010

 

II- Bảng kê các tổ được công nhận tổ đội lao động XHCN

& các đ/c đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua

(Sưu tầm có thể còn thiếu sót, Ban soạn thảo rất mong

được các đồng chí vui lòng góp ý kiến & bổ xung)

Số tt

Họ và tên

Chức vụ

Số lần được

công nhận

Ghi chú

1

Ông Trần Ât

07

Đã chết

2

Ông Vũ Lâm

3cấp xn+1Csở+

1ctỉnh+1ctoàn quốc

Huân chg LĐ H3

3

Bà Chu Thị Minh

TKCĐ

04

 

4

Ông Nguyễn Mai Thanh

Cấp xn+cấp sở+cấp bộ+cấp tỉnh

 

5

Bà Trương Thị Quýt

PGĐ

03

 

6

Ông Nguyễn Văn Định

PGĐ

03

 

7

Ô Nguyễn Đình Thanh

KTT

02

Phòng đạt tổ đội XHCN

8

Bà Nguyễn thị Hồng

KTT

02

9

Ô Hà Văn Lệ

CN

01

 

10

B Nguyễn thị Hồng

TT

03

CN sản xuất kem

11

Ô Mai Đình Thê

PP

04

 

12

Ô Bùi Viết Hợi

CN

02

 

13

Ô Trần Chính Trung

TT

02  (Tổ đạt tổ đội XHCN)

14

Ô Trần Vũ Giang

CN

01  (Tổ đạt tổ đội XHCN)

15

Ô Hoàng Minh Đức

TP

02  (phòng KT đạt tổ đội XHCN)

16

B Trần thị Tê

TT

02  (Tổ đạt tổ đội XHCN)

17

B Đoàn Thị Mật

PQĐ

04

 

18

B Bùi Hồng Điệp

TT

02  (Tổ đạt tổ đội XHCN)

19

Ô Trần văn Mạnh

TT

02

 

20

B Phạm Thị Chung

TT

03  (Tổ đạt tổ đội XHCN)

21

B Vũ Thị Sáu

TT

03  (Tổ đạt tổ đội XHCN)

22

B Nguyễn Thị Nhung

TCa

03  (Tổ đạt tổ đội XHCN)

23

B Đăng thị Nhung

 

02

 

24

B Nguyễn Thị Tần

CN

01

 

25

Ô Vũ Quốc Việt

TT

01

 

26

B Nguyễn Thị Mùi

TT

02

 

27

B Trần thị Duẩn

CN

02

CN SX kem

28

Ô Nguyễn Đức Lợi

CB

01

Cung tiêu

29

Ô Bùi Văn Chung (Lsỹ)

TT

01  (Tổ đạt tổ đội XHCN năm 1965)

30

Ô Vũ Đình Thanh

TP

02

Đã chết

 

III- BẢNG LIỆT KÊ CÁC LOẠI SẢN PHẨM CÔNG TY ĐÃ SẢN XUẤT TIÊU THỤ QUA CÁC THỜI KỲ

1- Kem que các loại :

- Kem đường cát, đường phên, mật mía, nước mía (Hương liệu hoa quả ép thủ công)

- Kem đường kính, hương liệu tinh dầu hoa quả chất lượng cao (Phụ gia bột nếp, bột mỳ tạo dẻo)

2- Nước giải khát có gaz đóng chai: Pha chế dập nút thủ công

3- Bột giải khát hoà tan có gaz (Hương liệu tinh dầu hoa quả)

4- Nước đá : định hình dạng cây hình khối chữ nhật hoặc chóp cụt bằng thùng kim loại (Tôn tráng kẽm) Loại 10-15-20-25-30kg xuất bán cả cây

5- Bánh các loại :

+ Bánh nướng : Đóng khuôn thủ công, nhiều hình dạng, phân loại theo giá bán (Bánh 2hào, 5hào, 500đ, 1000đ, 3000,đ 5000,đ ....) có thời kỳ gọi là “Bánh nắp hầm” đó là tên gọi khôi hài người tiêu dùng thông cảm đặt cho vui vì bánh nướng 2 hào SX thời chiến tranh thiếu nguyên liệu nhất là thuốc nở và chất béo không hợp công thức nên bánh rắn chắc “Như nắp hầm”

+ Bánh xốp : Có các loại bánh xốp dạn chân chim (Ngọt nhiều đường), bánh xốp đập đường (Mặt bánh được phủ một lớp đường)

+ Bánh tai voi, Loại bánh được làm từ phối liệu 2 đến 3 lớp bột mỳ, lẫn nhân băm nhỏ, mỗi lớp điểm chút mầu phớt hồng, cán cuộn các lớp với nhau tạo khối bầu dục, cắt ngang thành lát mỏng 0.6cm, đưa vào lò nướng chín, bánh ra trông như hình tai voi thu nhỏ. Đây là một trong những loại bánh cải tiến được ưa chuộng

+ Bánh cắt, phối liệu tạo nhân cùi như bánh nướng, nhưng không định hình bằng khuôn mà bằng cách trải cùi nhân ngay vào khay rồi bấm hoa văn trên mặt cùi, nướng đến chín vàng mặt cùi, ra lò cắt nhỏ thành hình vuông hoặc chữ nhật, đóng gói bằng giấy khổ rộng

+ Bánh chả : Loại bánh đã có nhiều cơ sở sx làm vì là loại kỹ thuật gia công không cao, loại bánh này cho phép tận dụng nguyên liệu hoặc các loại bánh tiêu thụ chậm cần được tái chế lại. Quy trình ngắn gọn : Nguyên liệu, thịt, vỏ quýt, bánh tái chế, bột nếp, bột mỳ, chất béo thực vật, thuốc nở,..... phối trộn đều đến dẻo không dính tay, tạo khối cán vuông có độ dầy hợp lý, sau đó cắt thành thỏi như thước vuông, cắt tiếp thành thỏi bằng ngón tay cái, trải vào khay nướng chín vàng qua lò thủ công. Bánh chả khéo tạo gia vị ăn rất hấp dẫn, thơm ngon như chả thịt ngọt

+ Bánh dẻo, ít làm đại trà thường xuyên, chỉ SX vào các dịp lễ tết, nhất là tết trung thu SX tiêu thụ được nhiều. Bánh dẻo SX ra để trần hoặc đóng gói 5 cái / một gói hoặc đóng hộp 2 – 4 cái, hoặc đóng hộp cùng bánh nướng theo nhu cầu của khách hàng

+ Bánh Khảo, SX nhiều vào các dịp tết nguyên đán, nguyên liệu chính là bột nếp rang, với trên 60% đường kính đã hoán, nhân đậu xanh, hoặc mứt các loại, mỡ lơn ướp đường kính, hương chuối hoặc hương bưởi. Bánh khảo là một trong những sản phẩm được ưa dùng nhất trong những ngày tết, lễ hội

+ Bánh đậu xanh : nguyên liệu chính là bột đậu xanh rang (Rang xay đậu xanh thành bột làm bánh là công nghệ cần có tay nghề cao), mỡ lợn được chế biến kỹ lưỡng. Phối chế tạo hình bánh đậu xanh ngon, đẹp cũng là một yêu cầu cao thường phải mời các tay thợ lâu năm gia công.

+ Bánh kem xốp : Nguyên liệu chính là tinh bột sắn loại tốt, kết hợp bột mỳ với chất ổn định sooctanin, phối chế bánh dạng lỏng. Thiết bị tạo hình bánh kem xốp có đặc thù riêng phải đặt cơ sở chuyên môn gia công (Cty mua từ miền Nam). Sản phẩm bánh kem xốp là một trong những sản phẩm của Cty được mến mộ, mỗi dịp tết đến cty sản xuất lượng khá nhiều vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu

+ Bánh phồng tôm xuất khẩu: là sản phẩm nổi tiếng của xí nghiệp 1-6.

 

6- Kẹo các loại :

- Kẹo lạc Vani

- Kẹo Sìu Châu (Đặc sản lâu năm của Cty)

- Kẹo xốp lạc

- Kẹo lạc bọc đường xuất khẩu

- Kẹo bi

- Kẹo Draze (Công nghệ tương tự kẹo lạc bọc đường, khác là nhân nấu như kẹo caramen cứng định hình thành viên xóc ba via rồi cho vào quay)

- Kẹo ngó xen

- Kẹo đũa : (Hương chuối, gừng...)

- Kẹo cứng định hình máy Ba Lan

- Kẹo mềm các loại

- Kẹo CaFe xuất khẩu

- Kẹo vừng thanh xuất khẩu

 

7- Các loại sản phẩm khác :

- Nha khoai

- Rượu trắng, rượu mầu các loại:

 Chanh, cam, mơ  (Trong đó có rượu Mơ Xuất khẩu)

- Rượu mơ NaDa, rượu vang mơ NaDa, rượu vang nho NaDa, rượu nho NaDa sản xuất theo phương pháp truyền thống, đến năm 2005 lắp đặt hệ thống sản xuất trên quy mô công nghiệp tại Nhà máy Đồ uống NaDa. Tiến tới sẽ sản xuất các loại rượu cao cấp khác: Sâm Panh, Vang nổ, Vốt Ka NaDa, Jon NaDa.

- Siro Mơ

- Bánh đa nem xuất khẩu

- Bánh phở khô

- Giấy ăn đóng gói kẹo

 

8- Bia NADA các loại :

Từ 1995 là sản phẩm chủ yếu của Cty gồm có :

- Bia chai thuỷ tinh : 330ml – 450 ml (các cấp độ khác nhau), bao bì két 24 chai, 20 chai; hoặc thùng catton 24 chai, 20 chai,12 chai, 9 chai, và xách catton 6 chai

- Bia chai nhựa PE : Chai NADA 1Lit, mầu nâu màng co đỏ; chai NADA mầu xanh, màng co vàng (Hai cấp độ khác nhau) Từ 2008 sản xuất một loại bia chai nhựa đóng vào hai loại vỏ chai, tiến tới duy trì một loại chai PE màu xanh.

- Bia hơi : Bia đen, Bia đỏ, Bia nâu, Bia Tươi, Bia hơi .

- Việt Nam Beer sản phẩm của nhà máy bia NADA đóng chai thuỷ tinh 350ml đã được xuất khẩu tiêu thụ tại Hoa kỳ năm 1995.

- Sản xuất bao bì cát tông, in nhãn mác hàng hoá.

- Bia chai NaDa sau này sẽ duy trì hai loại: bia chai nhãn đỏ và bia chai nhãn xanh đóng chai chữ NaDa, đóng vào một loại chai 0,45 lít.

Ban soạn thảo biên tập

“Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bia NADA“

xin chân thành cảm ơn

- Cụ Trần Đại Tần (Bậc lão thành cách mạng)

- Các phòng ban, phân xưởng, trực tiếp là các ông bà trưởng, phó phòng, quản đốc và phó quản đốc

- Các ông bà nguyên là cán bộ công nhân của Công ty từ những ngày đầu thành lập xưởng Kem đá, đến nay đã đóng góp nhiều ý kiến, cung cấp tư liệu bằng hồi tưởng của mình, tạo thuận lợi cho chúng tôi trong việc ghi chép, biên tập, xây dựng nên bản thảo “Quá trình hình thành và phát triển” của Công ty cổ phần Bia NADA ngày nay (Tiền thân là xưởng Công tư hợp doanh kem nước đá của những năm 1959 – 1960)

 

Tài liệu tham khảo

1- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Hà

2- Lịch sử Đảng bộ Thành phố Nam Định

3- Lịch sử Đảng bộ Huyện Mỹ Lộc

 

 

 

 

 

 


 

Hỗ trợ trực tuyến
Phòng Tiêu thụ SP Bia - bianada@nada.com.vn
Phòng Tiêu thụ SP Bia - bianada@nada.com.vn
0228 3636508 - Hotline : 0912283488
XNDV Bao bì NaDa
XNDV Bao bì NaDa
Hotline:0913345218 - gmail: baobinada.nd@gmail.com
Văn phòng tại Hà Nội
Văn phòng tại Hà Nội
Hotline :0917825255 - gmail: chuvannhat@gmail.com
Tin mới
Thống kê truy cập
Slide7Bia chai NADA nhãn đỏ
Slide8Slide9